Làm thế nào để “sống sót” qua suy thoái kép đó là điều không chỉ khiến các doanh nghiệp đau đầu mà đó còn làm cho các chuyên gia kinh tế nhức óc. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp phải bơi chải, chật vật nhích từng bước qua khủng hoảng tài chính thì giờ đây sự vất vả ấy đã tăng lên gấp đôi. Chưa kịp vực dậy sau suy thoái lần một thì đã phải đón nhận suy thoái lần hai. Đứng trước tình hình này, một kế hoạch tỉ mỉ và một chiến thuật khôn khéo là điều cần thiết để giúp doanh nghiệp “vượt sông” thành công.
Chuyên gia kinh tế Kosta nói: “Suy thoái kinh tế là thời gian nền kinh tế của một quốc gia phát triển chậm lại. Sản phẩm trong nước bắt đầu giảm. Thêm vào đó là lạm phát gia tăng, giá lương thực, nhiên liệu tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn và khủng hoảng tài chính. Những yếu tố này tác động lớn tới sự tồn vong của một doanh nghiệp. Vì vậy, bắt đầu xây dựng kế hoạch chống cự là điều hết sức cần thiết”.
Cắt giảm chi phí
Những chi phí không cần thiết như chi phí đi du lịch, chi phí ngoại giao, chi phí cho những người lớn tuổi nên được cắt giảm đến mức tối đa. Trong suy thoái kép mọi chuyện xấu nhất đều có thể xảy ra ngay cả phá sản vì vậy tích lũy được càng nhiều vốn, dự trù được càng nhiều tiền thì khả năng sống sót càng cao.
Cắt giảm nhân sự
Giữ lại những nhân viên ưu tú và sa thải những nhân viên kém năng lực đã trở thành phương án không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp khi kinh tế rơi vào khủng hoảng. Điều này vừa giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vừa tạo nên một đội ngũ “chiến binh” hùng hậu, sẵn sàng chiến đầu vì sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi một số nhân viên kém năng lực bị sa thải nghĩa là khối lượng công việc cho những người ở lại sẽ tăng cao. Điều này dễ khiến họ bị căng thẳng. Vì vậy, quan tâm và luôn động viên họ là điều cần thiết mà ban quản lý nên làm.
Giảm thiểu số lượng hàng hóa tồn kho
Thường thì một doanh nghiệp luôn phải chi tiêu rất nhiều tiền để dự trữ một lượng hàng nhất định trong kho với nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, cuộc suy thoái kép không cho phép doanh nghiệp tiếp tục làm như vậy. Bởi, lưu trữ nguồn hàng (có thể sẽ trở thành dư thừa) vừa gây tổn thất cho doanh nghiệp vừa làm cạn kiệt nguồn tài chính vốn đang khan hiếm. Vì vậy, giảm thiểu tối đa việc dự trữ hàng hóa là phương án hiệu quả tiếp theo để tiếp “đạn” cho doanh nghiệp tiếp tục chiến đấu.
Liên doanh, liên doanh và liên doanh
Liên kết với một doanh nghiệp khác để chia sẻ ngân sách là ý tưởng tuyệt vời. Kinh tế rơi vào suy thoái dẫn đến việc điều động vốn cũng trở nên khó khăn. Vì vậy, liên doanh với những đối tác cùng ngành khác sẽ mở ra cho cả hai doanh nghiệp một cánh cửa mới để sống sót qua cơn bão suy thoái.
Chú trọng chiến lược tiếp thị
Giữ lại những nhân viên ưu tú và sa thải những nhân viên kém năng lực đã trở thành phương án không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp khi kinh tế rơi vào khủng hoảng.
Chiến lược tiếp thị tốt sẽ là cần câu sự chú ý của khách hàng. Các doanh nghiệp cần cập nhật các chiến lược tiếp thị để đáp ứng xu hướng của thị trường. Suy thoái kinh tế là lúc khách hàng cũng trở nên thận trọng trong việc tiêu tiền và tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với hầu bao. Vì vậy, để thu hút được sự chú ý của khách hàng các doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược tiếp thị khôn khéo với bốn tiêu chí: dễ hiểu, truyền tải được thông điệp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hợp túi tiền.
Kế hoạch cho tương lai
Suy thoái là một giai đoạn, có điểm đầu thì cũng sẽ có điểm cuối. Vì vậy, song song việc đề ra chiến lược chống cự các doanh nghiệp cũng cần lập kế hoạch cho tương lai. Các nhà lãnh đạo cần hình dung ra kịch bản, những diễn biến trong quá trình suy thoái và khả năng phục hồi lại vị trí của doanh nghiệp mình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vì không lường trước được mọi việc, không chú trọng phân tích và lập kế hoạch quay lại nên cuối cùng đã mất thị trường kinh doanh.
Chia sẻ với nhân viên
Chia sẻ một phần thông tin về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải là điều ban quản lý nên làm. Cũng theo Koste: “ việc này mang lại hai lợi ích. Thứ nhất, các nhân viên có thể hiểu phần nào hoàn cảnh của công ty và vì vậy họ sẽ tự ý thức lao động hết mình. Thứ hai, nhân viên có thể đề đạt những ý kiến, những ý tưởng thậm chí là phương án kinh doanh mới nhằm giúp doanh nghiệp chống chọi với suy thoái. Điều này xét về tổng thể là có lợi chứ không hại”.
Theo Dân trí
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông