Việc lấy giá nhân công rẻ làm yếu tố cạnh tranh đang dần trở thành gánh nặng đối với người lao động, nhất là đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày.
Ảnh minh họa
Quy định không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tuân thủ hết sức “tích cực”. Khu vực FDI dù đã điều chỉnh tiền lương lên mức trên dưới 900 ngàn đồng nhưng cố gắng duy trì ở mức đó và hạn chế tăng lương để đảm bảo lợi nhuận đồng thời gây áp lực “ngược” với thắc mắc “hợp lý”: Tại sao DN đầu tư trong nước cùng lĩnh vực chỉ phải đảm bảo mức tối thiếu trên 450.000đ/tháng?
Bộ LĐTB&XH yêu cầu phải xây dựng thang bảng lương và nâng bậc lương thì đa số Cty đầu tư trong nước đã bê nguyên xi bảng lương nhà nước vào cho có, thậm chí có Cty còn “sáng tạo” kê ra tới 40 bậc lương cho CN may. Bị nhắc nhở thì điều chỉnh xuống còn.. 38 bậc, mỗi bậc cách nhau vài ngàn đồng. Vấn đề là có tăng và cao hơn lương tối thiểu. Có DN trả lương theo định mức, sau khi đưa ra một định mức thấy LĐ làm hiệu quả quá thì ngay lập tức hạ đơn giá xuống để tăng lợi nhuận… Nói chính xác thì DN luôn ở thế thượng phong và áp đặt cách trả lương cho NLĐ.
Duy trì mức giá nhân công thấp chỉ là một trong các giải pháp để thu hút đầu tư. Song, có thu hút thế nào cũng cần lựa chọn mức giá nhân công đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng không thể là quá thấp, gây khó khăn cho đời sống người lao động.
Áp lực thiếu hụt nhân công thời gian gần đây đã phản ánh rõ nét nhất sự thiệt thòi của NLĐ những năm qua. Lương, đãi ngộ thấp, LĐ nhảy việc sang những đơn vị có quan tâm tới nhân viên hơn hoặc bỏ việc. Để chạy kịp hợp đồng, nhiều DN ngành dệt may, da giày đã phải điều chỉnh lương, đãi ngộ để lôi kéo người. Và đã xuất hiện một số DN ngành này tạo cho LĐ mức thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng mà vẫn có lãi, ăn lên làm ra. Câu trả lời thực sự cho vấn đề này không phải nằm ở chỗ “tăng lương sẽ lỗ bao nhiêu” mà là “DN chấp nhận kiếm lợi nhuận ở mức nào”?
Mới đây, Sở LĐTB&XH TPHCM đã xin ý kiến UBND TPHCM về việc xây dựng cơ chế tham vấn về tiền công tại TPHCM. Theo đó, thiết lập cơ chế đại diện cho CN để tham vấn, thương lượng với liên DN (hiệp hội) về mức tiền công theo giá cả thị trường. Tổ chức đại diện cho CN (LĐLĐ TP) sẽ điều tra, đánh giá về mức độ thay đổi giá sinh hoạt, cung cầu lao động trên thị trường…
Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra báo cáo và khuyến nghị DN điều chỉnh tiền công. Bước tiếp theo là mời đại diện các nhóm DN nêu lên tình hình thực tế về tiền lương và thương lượng để điều chỉnh cho phù hợp. Từ mục tiêu này, LĐLĐ TP sẽ bàn bạc với CĐ cơ sở, thống nhất phương án thương lượng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông