Nhiều người cuối cùng đã thấy rằng: Cho dù có những nỗ lực và thành quả đã đạt được, thì họ vẫn thiếu một cảm giác thực sự của sự thỏa mãn nghề nghiệp và sự hoàn thành. Phải làm gì để thoả mãn ngay cả khi bạn đã thành công trong nghề nghiệp?
Những chuyên gia tham vọng thường dành một lượng thời gian đáng kể để nghĩ về những chiến lược sẽ giúp họ đạt được mức độ thành công lớn hơn.
Họ phấn đấu cho một chức vụ ấn tượng hơn, được thưởng công cao hơn, có trách nhiệm khi thu nhập cao hơn và lợi nhuận lớn hơn với số nhân viên đông hơn. Định nghĩa về thành công của họ thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều người cuối cùng đã thấy rằng: Cho dù có những nỗ lực và thành quả đã đạt được, thì họ vẫn thiếu một cảm giác thực sự của sự thỏa mãn nghề nghiệp và sự hoàn thành.
Trong suốt sự nghiệp của tôi với Goldman Sachs, cũng như qua những năm giảng dạy và huấn luyện các nhà quản lý, sinh viên MBA của trường Kinh tế Harvard, tôi đã gặp một số lượng lớn đến kinh ngạc các nhà quản lý ấn tượng – những người đã diễn tả nỗi thất vọng sâu sắc với nghề nghiệp của mình. Họ nhìn lại và cảm thấy rằng đáng lẽ họ đã phải đạt được nhiều hơn, thậm chí phần lớn đều ao ước giá như họ đã chọn một nghề khác.
Có một chuyên gia phân tích nghiên cứu rất xuất sắc cho một công ty chứng khoán lớn tìm gặp tôi vì anh ta thấy nản lòng với tiến trình sự nghiệp của mình. Điều vô cùng trái ngược là anh ta lại rất nổi tiếng, được đánh giá cao (đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh) và được thưởng công xứng đáng.
Anh ta nói rằng, sau 10 năm, anh đã mệt mỏi với công việc, chán ghét sếp và cảm thấy không có tiềm năng tiến xa hơn nữa. Hơn thế nữa, anh đã luôn muốn trở thành một giám đốc đầu tư, nhưng do xuất phát từ một chuyên viên phân tích và anh chưa bao giờ thẩm định lại con đường sự nghiệp của mình, vì thế, anh cảm thấy bị rơi vào tình huống bế tắc.
Anh sợ mất đi hình tượng của mình và không muốn khiến một ai thất vọng, nhưng anh cũng không còn muốn tiếp tục những công việc mình đang làm.
Khi chúng tôi nói chuyện, anh băn khoăn không biết liệu có phải mình đã quá cố gắng đạt được những sự kiện quan trọng trong đời và gây ấn tượng với mọi người, rằng anh đã đánh mất phương hướng về những thứ mình thực sự thích làm.
Sự thực là anh yêu thích phân tích chứng khoán và đánh giá các đội ngũ quản lý, nhưng anh cũng muốn có trách nhiệm đưa ra những quyết định đầu tư thực sự và tiếp đến là chịu trách nhiệm về kết quả.
Tôi khuyến khích anh hành động và thương thuyết với một số công ty đầu tư (bao gồm cả cấp trên hiện nay của anh) về một sự thay đổi nghề nghiệp. Sau khi thực hiện theo cách này, cuối cùng anh đã được bổ nhiệm vào một vị trí quản lý danh mục vốn đầu tư tại phòng quản lý tài sản ở công ty hiện tại.
Anh nhận thấy rằng lãnh đạo công ty vì muốn giữ chân nhân viên mà không quan tâm tới bản mô tả công việc của mình, và rằng họ tương đối ngạc nhiên khi phát hiện ra anh đã muốn làm việc trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Sau đó, anh đã trở thành một nhà quản lý đầu tư xuất sắc, và mặc dù anh từng ao ước là giá như mình đã nhìn lại để đánh giá những năm tháng sự nghiệp trước đây, nhưng rồi anh cũng cảm thấy sung sướng vì đã tạo được sự chuyển đổi trong khi “vẫn còn thời gian”.
Nếu bạn đang trải qua những cảm giác tương tự của sự chán chường hay nuối tiếc về hướng đi sự nghiệp của mình, thì bài viết này sẽ giúp bạn kiểm tra câu hỏi “Liệu tôi đã đạt được tiềm lực của mình hay chưa?”
Nó không giống với câu hỏi “Làm thế nào để vươn tới đỉnh cao?” hay “Làm sao có thể thành công trong sự nghiệp của mình?” Hơn thế, đây là bài báo để chúng ta cùng bàn về một góc nhìn khác: Bạn định nghĩa thế nào về sự thành công? Từ đó, bạn sẽ tìm được con đường của chính mình.
Để làm được điều này, bạn cần nhìn lại và đánh giá sự nghiệp của mình. Hãy bắt đầu với nhận thức rằng quản lý nghề nghiệp là trách nhiệm của bản thân. Có quá nhiều người cảm thấy họ là nạn nhân của nghề nghiệp, nhưng trên thực tế họ có được mức độ kiểm soát đáng kể.
Nắm được sự kiểm soát nghề nghiệp đòi hỏi bạn có một cái nhìn mới mẻ về hành vi của mình trong 3 lĩnh vực chủ yếu: nhận biết bản thân, xuất sắc về những nhiệm vụ then chốt và thể hiện được tính cách và khả năng lãnh đạo.
Tố chất lãnh đạo và năng lực công việc là do thiên bẩm và sự rèn luyện của từng người. Ở đây, tôi chỉ bàn về lĩnh vực mà mọi người ít chú ý nhất: Nhận biết bản thân.
Nhận biết bản thân
Có trách nhiệm với sự nghiệp của mình, bắt đầu bằng một hành động đánh giá kỹ năng và thành tích hiện tại của mình. Liệu bạn có thể viết ra 2 hay 3 điểm mạnh nhất và 2 hay 3 điểm yếu cơ bản nhất của mình không? Trong khi hầu hết mọi người có thể kể chi tiết về các điểm mạnh thì họ lại thường rất khó nhận ra các điểm yếu cơ bản của mình.
Điều này liên quan đến sự phản ánh có ý nghĩa, và nó luôn đòi hỏi quan điểm đánh giá của mọi người – những người sẽ nói cho bạn biết sự thực phũ phàng. Thật không may, thường cấp trên không thể đánh giá các điểm mạnh của bạn một cách chính xác hay sẵn lòng để cho bạn đương đầu với những việc mà bạn làm sai.
Bạn có kiểm soát được quá trình này hay không là nhờ vào sự luyện tập hay yêu cầu sự phản hồi chính xác, và dễ lĩnh hội để thu nhập dữ liệu từ rất nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau trong tổ chức. Sự thu thập những phản hồi này cần một quá trình liên tục, bởi vì khi sự nghiệp của bạn thăng tiến, bạn sẽ đối mặt với nhiều thách thức và yêu cầu mới.
Gần đây, tôi gặp một vị lãnh đạo cấp phòng của một công ty dịch vụ nghề nghiệp lớn. Mặc dù anh đã rất thành đạt trong những năm qua, nhưng anh lại cảm thấy mình đã bắt đầu trì trệ. Cấp trên trực tiếp của anh dường như không còn gắn bó và nhiệt tình trong mối quan hệ với anh nữa, và anh không biết lý do vì sao.
Trong các cuộc thảo luận, anh có thể diễn tả một cách rành mạch những điểm mạnh của mình, nhưng khi tôi hỏi về những điểm yếu, anh trả lời tôi tương đối chung chung, ví dụ như “có thể tôi quá nôn nóng” hay “tôi cần nâng cấp tiểu sử của mình”.
Khi tôi nhấn mạnh với anh về sự phản hồi từ cấp trên, anh cố gắng vẫn chỉ phát hiện được một điểm yếu cụ thể. Tôi đã giao cho anh một nhiệm vụ: phỏng vấn ít nhất 5 đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới. Anh ta sẽ biết được những điểm yếu của mình.
Theo tuanvietnam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông