Kiến thức Marketing Tiếp thị hình ảnh bằng biểu tượng cảm xúc: Vừa trực quan...

Tiếp thị hình ảnh bằng biểu tượng cảm xúc: Vừa trực quan vừa ấn tượng

8
Những hình ảnh nhỏ xinh thể hiện trạng thái cảm xúc giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách trực quan, ấn tượng đến người dùng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hãng Swyft Media mới đây công bố khảo sát có đến một phần tư người dùng Mỹ dùng biểu tượng cảm xúc, sticker hay chat thường xuyên. Tính ra khoảng 6 tỷ biểu tượng cảm xúc xuất hiện hàng ngày. Trong đó, emoji – Tears of Joy hiện diện với tần suất nhiều nhất, theo nghiên cứu của Oxford University Press và công ty công nghệ di động SwiftKey.

“Biểu tượng cảm xúc không còn bó hẹp trong việc chat hay nhắn tin của giới trẻ mà trở thành một dạng sắc thái giúp người dùng thể hiện tình cảm, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa”, đại diện Oxford Dictionaries chia sẻ.

Xu hướng thịnh hành này nhanh chóng được các nhà marketing đón nhận để đưa vào chiến lược tiếp thị hình ảnh. Biểu tượng cảm xúc đã “di cư” từ những cuộc truyện trò cá nhân vào thông điệp quảng bá thương hiệu. Qua khảo sát gần 9.400 chiến dịch truyền thông sử dụng biểu tượng cảm xúc, công ty tiếp thị di động Appboy nhận xét, tỷ lệ áp dụng phương thức mới này tăng gấp 8 lần, tương đương 775%. Trong các chiến dịch tiếp thị e-mail, mức tăng trưởng còn cao hơn nhiều.

Ngành bán lẻ, thực phẩm, nước giải khát hay game đều tăng cường đưa hình ảnh nhỏ nhắn vui nhộn vào thông điệp, nhất là những kỳ nghỉ hay dịp cuối tuần. 35% thông tin do nhiều thương hiệu đăng tải trên Instagram cũng có sự xuất hiện của emoji. 

Theo các chuyên gia marketing, biểu tượng cảm xúc đã trở thành một phần không thể thiếu của phương thức tiếp thị kỹ thuật số. Điều này giúp thông điệp của doanh nghiệp nổi bật, đầy xúc cảm, tiếp cận một cách trực diện, tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ với người dùng. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ gây sự nhàm chán. Hay những biểu tượng đưa vào không phù hợp với bối cảnh, yếu tố văn hóa, lịch sử quốc gia sẽ tạo phản ứng ngược cho thương hiệu.

Cuối năm 2015, tổ chức biên soạn từ điển Oxford Dictionaries đã bầu chọn “Từ của năm” là biểu tượng cảm xúc emoji – Tears of Joy thay vì những ngôn từ thường dùng trong đời sống thường ngày.

Đại diện Oxford University cho rằng, sự thắng thế của emoji thể hiện những biến chuyển trong cách mọi người giao tiếp hàng ngày trên mạng, nhất là giới trẻ.

Theo VnExpress

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không