Kiến thức Đãi ngộ Làm gì khi đồng nghiệp nhận lương cao hơn mình?

Làm gì khi đồng nghiệp nhận lương cao hơn mình?

15
Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu một đồng nghiệp trong team cùng chức vụ với bạn nhưng nhận được mức lương cao hơn bạn?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Bạn nghĩ như thế nào về mức lương hiện tại của mình? “Đủ xài”, “Đủ sống”, “Tương xứng với năng lực”….Nếu một đồng nghiệp trong team cùng chức vụ với bạn nhưng nhận được mức lương cao hơn bạn, bạn sẽ phản ứng ra sao nếu biết được điều này? Câu chuyện dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách giải quyết trong tình huống này.
 
Cách đây 1 tuần, tôi vô tình nhìn thấy bảng lương của công ty và thấy rằng mình được nhận lương ít hơn một đồng nghiệp. Mặc dù người đó có thâm niên nhiều hơn nhưng tôi lại đảm đương nhiều trọng trách và xứng đáng với mức lương cao hơn cô ấy. Từ khi biết chuyện, tôi rất buồn và không hài lòng vì cảm thấy mình không được trả lương tương xứng với khả năng. Tôi cần trình bày vấn đề này với sếp càng sớm càng tốt để được giải quyết nhưng không chắc mình có được tăng lương như mong muốn hay không.
 
Trong tình huống này, bà Chris Tardio, nhà cố vấn kinh doanh cho nhiều lãnh đạo thế giới tư vấn hướng giải quyết như sau. Trong đó, bà đặt ra những tình huống có thể xảy ra khi bạn trình bày vấn đề này với cấp trên của mình.
 
Những doanh nghiệp lớn thường có hệ thống và những chuẩn mực rõ ràng để đánh giá mức lương cho nhân viên. Nếu bạn may mắn được làm việc trong môi trường như thế, công ty sẽ xem xét vấn đề của bạn ngay và tìm ra hướng giải quyết cụ thể.
 
Tuy nhiên, rất nhiều công ty không có những quy chuẩn rõ ràng như thế. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ đối mặt với rủi ro khi đem vấn đề này lên nói chuyện với cấp trên của mình. Đó chính là công ty vẫn nghĩ rằng họ trả lương cho bạn tương xứng với khả năng của bạn. Khi đó, một trong hai trường hợp sau có thể xảy ra:
 
Cấp trên sẽ từ chối yêu cầu tăng lương của bạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy bất mãn và điều này có thể khiến bạn cân nhắc việc từ chức. Nếu tiếp tục ở lại làm việc, cảm giác bất mãn sẽ ngày càng gia tăng và điều này hoàn toàn không có lợi cho công việc của bạn về lâu dài.
Công ty sẽ điều chỉnh lại mức lương của bạn trong ngắn hạn, tuy nhiên chính họ có thể sẽ cảm thấy bất mãn với “việc đòi hỏi” của bạn để rồi đóng hết các cánh cửa cơ hội giúp bạn phát triển.
Cho dù ở trường hợp nào, sự việc đều sẽ kết thúc bằng việc bạn tìm cho mình một cơ hội việc làm ở một công ty khác.
  
Theo bà Chris Tardio, điều quan trọng ở đây là bạn cần phải xác định được điều gì là quan trọng với mình. Bạn muốn làm việc ở một công ty có hệ thống chi trả lương công bằng và minh bạch hơn? Nếu điều này là quan trọng đối với bạn và bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để theo đuổi chúng, hãy đến nói với cấp trên về sự chênh lệch trong mức lương và chú ý đến phản ứng của anh ấy/cô ấy.
 
Nếu sếp có phản ứng tích cực và bạn nhận thấy cả hai có cùng quan điểm về vấn đề này, chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết theo hướng dài lâu. Còn ngược lại thì sao? Như thế bạn có thể hiểu rõ hơn về công ty mình đang làm việc và cân nhắc để đưa ra những quyết định chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Ở lại hay ra đi?

Theo Hrinsider

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không