Thành công của các doanh nghiệp thường được đúc kết thành những bài học kinh nghiệm khác nhau và có một vấn đề mà tất cả đều phải công nhận là một doanh nghiệp không thể thành công nếu không có một đội ngũ nhân sự giỏi và toàn tâm toàn ý với công việc. Trong tình huống khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tạo dựng và giữ chân đội ngũ nhân viên là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể giữ vững vị trí và phát triển bền vững.
“Xây” đã khó, “giữ” còn khó hơn!
So với nguồn vốn hữu hình là tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực của doanh nghiệp có đặc điểm là tạo dựng đã khó, giữ được và phát huy hết hiệu quả lại càng khó hơn. Nếu không khéo xây dựng và gìn giữ, nguồn vốn này rất dễ không cánh mà bay – qua hiện tượng “nhảy việc”.
Theo các cuộc khảo sát về nhân sự do một số công ty tiến hành trong năm 2008, ngoài thu nhập thoả đáng thì môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt, có cơ hội phát triển nghề nghiệp và sự tôn trọng, quan tâm chăm sóc đến nhân viên, đem đến cho họ các quyền lợi thiết thực là những điều khiến nhân viên hài lòng nhất, giúp họ yên tâm làm việc.
Mỗi nhân viên khi tham gia một doanh nghiệp thường muốn được thỏa mãn những yêu cầu vật chất tương xứng với vị trí của họ trên thị trường lao động, cũng như với tình hình mặt bằng thu nhập chung của xã hội. Chính vì thế, yếu tố lương bổng luôn là điều không thế coi nhẹ, nhất là trong tình hình hiện nay. Trong năm 2008, khi tình hình giá cả biến động, rất nhiều doanh nghiệp đã nâng lương cho nhân viên, nhằm ứng phó tình hình lạm phát. Sự nhanh nhạy này được người lao động đánh giá cao, bởi qua đó doanh nghiệp đã chứng tỏ họ quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân viên, trấn an và giữ chân họ trong thời kỳ giá ca leo thang. Nếu tiền lương không đổi mà giá cả sinh hoạt cứ tăng cao thì không ít người sẽ nghĩ đến chuyện tìm một nơi làm việc khác có thu nhập cao hơn.
Song không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể liên tục điều chỉnh quỹ lương của mình, mà phải cân đối với kết quả kinh doanh hàng năm. Vậy thì làm sao để giải bài toán nhân sự này một cách tinh tế và hiệu quả
Chăm sóc ngoài lương – nhỏ mà không nhỏ!
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bổ sung các phúc lợi ngoài lương như trợ cấp tiền xăng, tiền ăn trưa, tiền thuê bao điện thoại, tiền trang phục. . . và nhiều chăm sóc đặc biệt khác.
Những chăm sóc này có thể không lớn, nhưng lại được người lao động đánh giá cao, bởi đã chứng tỏ chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên, là những “cái neo” có thể giữ được lòng trung thành của đội ngũ nhân viên. Sự thể hiện quan tâm chăm sóc qua các hình thức đó làm gia tăng sự hài lòng của nhân viên về chính sách đãi ngộ của công ty, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, nhất là “cái tình” của doanh nghiệp.
Một trong những cách thức mới để chăm sóc ngoài lương cho đội ngũ nhân viên là mua bảo hiểm cho phương tiện đi làm hằng ngày của họ, trong đó nổi bật là bảo hiếm xe gắn máy. Theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày l6/9/2008 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì bảo hiểm xe gắn máy mà cụ thể là bảo hiếm trách nhiệm dân sự với bên chứ ba thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc. Hiện phương tiện đi làm hàng ngày của khoảng 90% người lao động là xe gắn máy. Vậy mà theo thống kê, có đến 80% người sử dụng xe máy không mua bảo hiểm. Nếu không được bảo hiếm đầy đủ, người di xe gắn máy có thể gặp phải những thiệt hại tài chính khi gặp tai nạn hoặc bị trộm cắp xe. Họ cũng gặp phải các nguy cơ về trách nhiệm đền bù cho bên thứ ba trong các trường hợp tai nạn trên đường đi làm và về nhà.
Về phía các công ty bảo hiểm, công ty nắm bắt thị trường nhanh nhất cũng như thấy dược nhu cầu tiềm năng của việc bảo hiểm xe gắn máy cho nhân viên đó là công ty bảo hiểm Liberty. Kể từ sau Nghị định 103 trên được ban hành, Liberty đã nhanh chóng giới thiệu đến các doanh nghiệp gói sản phẩm Libertycare dành cho nhân viên mà trong đó nổi bật nhất là sản phẩm bảo hiểm xe gắn máy (Liberty Motocare). Gói sản phẩm bao gồm nhiều
quyền lợi với một mức phí có thế chấp nhận được cho các doanh nghiệp có số lượng nhân viên đông. Ví dụ như xe Attila Elizabeth đời 2008 trị giá khoảng 32 triệu đồng tham gia trọn gói Liberty Motocare với quyền lợi bao hiểm gồm: bảo hiếm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, bảo hiểm vật chất thân xe trọn gói cho mọi tổn thất, bảo hiểm hư hỏng bộ phận với mức miễn thường 20 USD, bảo hiểm mất cắp toàn bộ, sửa chữa tại các garage chính hãng, đường dây nóng 24/7 miễn cước, v.v… Phí bảo hiểm hàng năm là 850 ngàn đồng, tức chỉ khoảng 2.300 đồng mỗi ngày.
Lý giải về việc tung ra sản phẩm này, ông Thomas O’Dore – Tổng Giám đốc Liberty cho biết: “Với lưu lượng giao thông dày đặc trên các tuyến đường tại TP.HCM và Hà Nội như hiện nay, việc không được bảo hiểm đầy đủ khiến người lao động đang phải đối mặt với những rủi ro không lường trước được. Với sản phẩm này, doanh nghiệp không chỉ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân viên mà còn tạo được sự an tâm ở nhân viên vì bản thân và tài sản của họ đã được bảo vệ”.
Đây thật sự là một đãi ngộ ưu việt với một chi phí có thể xem là rất hợp lý trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay để thu hút và giữ chân người tài. Đặc biệt thời điểm cuối năm được xem là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp bổ sung quyền lợi cho nhân viên nhằm hạn chế tình trạng chảy máu nguồn nhân lực cứ sau mỗi đợt nghỉ Tết âm lịch kết thúc.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông