Kiến thức Tin tức - Sự kiện Trung tâm học tập cộng đồng cần đẩy mạnh phát triển giáo...

Trung tâm học tập cộng đồng cần đẩy mạnh phát triển giáo dục bền vững

13
Sáng nay 7/10, tại Hòa Bình, Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ GD&ĐT, Viện học tập suốt đời của UNESCO, Viện nghiên cứu phát triển xã hội học tập (RIDLS) đã tổ chức hội nghị quốc tế “Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua Trung tâm học tập cộng đồng”.

Đến dự Hội nghị có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học VN cùng các Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN là bà Phạm Thị Hòe, ông Phạm Hoàng Be, ông Trần Luyến.

Tỉnh Hòa Bình có ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; ông Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; PGS.TS Nguyễn Đức minh, Phó Viện trưởng, Viện Xã hội học tập, TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ GDTX – Bộ GD&ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục vì mọi người và đại diện Chủ tịch Hội Khuyến học các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định.

Đại biểu quốc tế có bà Ushio Miura (UNESCO Bangkok); bà Rika Yorozu, chuyên gia Chương trình Xóa mù chữ và giáo dục kỹ năng cơ bản Viện Học tập suốt đời UNESCO; GS.TS Kiichi Oyasu, ĐH Okayama, Nhật Bản; Bà Peou Vanna – Điều phối Giáo dục không chính quy, Tổ chức hợp tác giáo dục Phi Chính phủ (NEP), ông Toshiyuki Matsumoto chuyên gia giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và các đại biểu của Lào, Campuchia.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Các đại biểu tham dự hội nghị

Hội nghị “Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua Trung tâm học tập cộng đồng” có ý nghĩa và tầm quan trọng với việc giải quyết các vấn đề như khẳng định vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) trong việc thúc đẩy giáo dục phát triển bền vững; chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại các TTHTCĐ…Các đại biểu sẽ cùng nhau trao đổi thực trạng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của TTHTCĐ ở Việt Nam cũng như thực trạng giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam tại TTHT CĐ hiện nay.

Hội nghị cũng là cơ hội để các đại biểu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua TTHTCĐ, các nguyên tắc hành động và các cơ chế hỗ trợ về mặt chính sách đối với giáo dục vì sự phát triển bền vững dựa vào cộng đồng. Việt Nam sẽ được học hỏi kinh nghiệm giáo dục vì phát triển bền vững tại các KOMINKAN Nhật Bản, tại TTHTCĐ của Lào, Campuchia.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, triển khai chương trình “Giáo dục vì phát triển bền vững” hơn 10 năm nay song một thực tế là ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam tăng trưởng kinh tế đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy: Môi trường suy thoái, sức khỏe người dân giảm sút, nhiều giá trị truyền thống văn hóa bị phá vỡ…

Chủ tịch Doan đặt câu hỏi, vậy nguyên nhân gì dẫn đến điều đó? Có phải nguyên nhân chính là do chương trình và phương pháp giáo dục chưa phù hợp, giáo dục chưa gắn liền với phát triển bền vững vì chúng ta đều biết giáo dục là chìa khóa của phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế – xã hội và xây dựng đất nước.

Trong bối cảnh này, Chủ tịch Doan đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo “Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua Trung tâm học tập cộng đồng” hôm nay.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch Doan cho biết, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước đã ban hành chiến lược phát triển bền vững với nhiều nghị quyết, nhiều quyết định và những chính sách, cơ chế thực hiện, trong đó có chính sách liên quan đến TTHTCĐ – nơi được giao nhiệm vụ triển khai chương trình giáo dục vì phát triển bền vững ở cộng đồng.

Chủ tịch Doan cho rằng, giáo dục vì phát triển bền vững phải làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, trong quá trình phát triển theo hướng tôn trọng và bảo vệ môi trường, thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo con người phải có hành vi và cách sống phù hợp, phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác và bình đẳng. Muốn thay đổi được hành vi đó của con người thì phải được trang bị những kiến thức về pháp luật, về môi trường, về kinh tế và kỹ năng sống, hành vi ứng xử…

“Sự nghiệp giáo dục phải dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, suốt cuộc đời ở mọi môi trường và hình thức học tập. Song giáo dục vì phát triển bền vững cần nhấn mạnh cho người lớn vì Họ là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng đất nước hiện nay. Nguồn nhân lực này phải được đào tạo thường xuyên, liên tục mới đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Song giáo dục vì phát triển bền vững là một quá trình lâu dài đi từ nhận thức đến kiến thức, thái độ và hành động” – bà Doan nhấn mạnh.

Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã ban hành các chương trình giáo dục vì phát triển bền vững đã được triển khai chủ yếu ở các TTHTCĐ nhưng tại sao kết quả thu được vẫn còn khiêm tốn?, bà Doan cho rằng thể hiện qua cách ứng xử của một bộ phận trong cộng đồng với môi trường, với xã hội còn kém. Trong quá trình triển khai TTHTCĐ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chủ tịch Doan hy vọng hội nghị sẽ tìm ra nguyên nhân để việc giáo dục vì phát triển bền vững tại TTHTCĐ đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn nhằm phát huy hơn nữa để vai trò của TTHTCĐ đối với giáo dục phát triển bền vững và cùng nhau cam kết thúc đẩy giáo dục phát triển bền vững tại TTHTCĐ.

TS Nguyễn Hồng Sơn Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên – Bộ GD&ĐT cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới TTHTCĐ hoạt động chưa hiệu quả là do chưa điều tra sát nhu cầu học tập của người dân; phương pháp, tổ chức các hoạt động học tập còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý ít kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động; chưa huy động được những người có chuyên môn trong lĩnh vực làm giáo viên, báo cáo viên cho các TTHTCĐ; Việc phát triển các tài liệu học tập còn hạn chế…

Theo TS Sơn sẽ đẩy mạnh định hướng phát triển TTHTCĐ trong đó có một hệ thống học tập mở, có hệ thống công nghệ thông tin truyền thông hiện đại hỗ trợ học tập. Đặc biệt, phát huy và nâng cao truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ và cộng động, học giữa các thế hệ. Đánh giá, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương về con người, về cơ sở vật chất, về môi trường và các giá trị văn hóa…

Tại hội nghị Bà Rika Yorozu, chuyên gia chương trình Viện Học tập suốt đời của UNESCO, Hambourg, CHLB Đức đã đưa ra 5 lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch hành động toàn cầu về giáo dục vì sự phát triển bền vững là: Thúc đẩy chính sách; chuyển đổi môi trường học tập và đào tạo; phát triển năng lực cho cán bộ giáo dục, giáo viên; trao quyền và huy động sự tham gia của thanh niên; Đẩy mạnh các giải pháp phát triển bền vững ở địa phương.

Đồng thời, bà Rika đã đưa ra các khuyến nghị để phát triển bền vững TTHTCĐ, cụ thể: cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của TTHTCĐ trong Học tập suốt đời cho mọi người và sự phát triển bền vững của cộng đồng; tăng cường khung pháp lý và các chính sách phù hợp để duy trì, củng cố TTHTCĐ; Hỗ trợ hợp tác cho tất cả các nhà cung cấp, các bên liên qua trong việc cung cấp cơ hội giáo dục với sự phát triển bền vững dựa vào cộng đồng giáo dục người lớn ở TTHTCĐ; đảm bảo đủ nguồn lực để TTHT CĐ hoạt động hiệu quả hơn; Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ TTHT CĐ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Các đại biểu quốc tế như Nhật bản, Lào, Campuchia

Mục tiêu của hội nghị là cùng nhau cam kết, xây dựng chương trình hành động cụ thể để duy trì và củng cố TTHTCĐ trong thời gian tới nhằm thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững và phát huy hơn nữa vai trò của TTHTCĐ đối với giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu quốc tế đã có nhiều tham luận, chia sẻ từ các mô hình hoạt động TTHTCĐ ở nước mình tới đại biểu Việt Nam.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt Nam đã được thành lập và thí điểm từ 1998 – 2000 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNESCO Bangkok và Hiệp hội các Câu lạc bộ UNESCO của Nhật Bản (NFUAJ).

Hệ thống đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp trong cả nước. Hiện nay, 99,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước đã có TTHTCĐ (hơn 11.000 xã). Cùng với các thiết chế văn hóa – giáo dục khác ở cộng đồng trên địa bàn xã/phường/ thị trấn, TTHTCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư.

Đây là mô hình giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng, là đầu mối liên kết phối hợp để triển khai các chương trình giáo dục, học tập khác nhau của người lớn; là trường học suốt đời của người lớn ở cộng đồng, bảo đảm cộng bằng và bình đẳng xã hội về giáo dục. TTHTCĐ là nơi thuận lợi để triển khai các chương trình, nội dung giáo dục khác nhau cho người dân địa phương, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Tuy nhiên, vai trò của TTHTCĐ đối với thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững còn chưa được các Bộ và người dân nhận thức đầy đủ.

Theo Dân trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không