Kiến thức Tuyển dụng Năm mới, vị trí mới: Đây là 5 điều cần chuẩn bị...

Năm mới, vị trí mới: Đây là 5 điều cần chuẩn bị nếu muốn thương lượng mức lương cao khi “nhảy việc”

6
Trong quá trình tìm việc làm, hầu hết chúng ta bối rối với câu hỏi về mức lương mong muốn của người tuyển dụng. Các ứng viên thường lo lắng rằng, yêu cầu mức lương quá cao có thể khiến giảm khả năng trúng tuyển.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Những người không có kinh nghiệm đàm phán có thể rất căng thẳng và mắc sai lầm khi thoả thuận mức lương với nhà tuyển dụng. Chuẩn bị tâm lý và kiến thức chu đáo một chút, bạn có thể đạt ước công việc mong muốn với mức lương hợp lý.

Nhiều ứng viên bối rối khi đàm phán mức lương

1. Nghiên cứu kỹ mức lương

Tìm hiểu kỹ vấn đề tiền lương trước khi đi phỏng vấn có thể là bí quyết đàm phán thành công. Dựa vào những thông tin đáng tin cậy, bạn có thể đề xuất mức đãi ngộ mong muốn của bản thân gần nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngày nay, bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về mức lương cho từng loại hình công việc tuỳ vào số năm kinh nghiệm hay bằng cấp…

Nếu ngành nghề của bạn mới lạ và ít dữ liệu về mức thu nhập được chia sẻ, bạn có thể tự trả lời các câu hỏi: Giá trị của bản thân bạn? Bạn có khả năng đem lại lợi nhuận bao nhiêu cho công ty?

Những công ty mới thành lập có thể sẽ chưa đủ khả năng để chi trả một mức lương cao. Những công ty lâu năm, doanh nghiệp liên doanh có thể nâng cao mức đãi ngộ để thu hút nhân lực có chất lượng. Nghiên cứu kỹ nhà tuyển dụng sẽ tăng cơ hội đàm phán lương thành công cho ứng viên.

2. Quyết định mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận

Nghiên cứu về nhà tuyển dụng bạn có thể biết được mức đãi ngộ phổ biến đối với vị trị bạn ứng tuyển. Quá trình thương lượng sẽ xoay quanh mức lương tối thiểu bạn có thể chấp nhận. Nhà tuyển dụng dựa vào khả năng và kinh nghiệm của bạn để quyết định mức lương chi trả. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng viên về kinh nghiệm làm việc và những thành tựu họ đạt được trong quá khứ:

Lựa chọn 1: Ứng viên không đề cập đến công việc cũ vì nó có thể gây bất lợi cho việc ứng tuyển. Thực tế, ứng viên có quyền từ chối cung cấp thông tin về công việc cũ. Điều này cũng có thể giảm đáng kể khả năng đàm phán mức lương thành công.

Lựa chọn 2: Ứng viên thổi phồng thành tích trong quá khứ. Nhiều người tin rằng nhà tuyển dụng khó kiểm tra chính xác quá khứ của họ. Tuy nhiên, sự thiếu trung thực sẽ không giúp ứng viên có công việc bền vững.

Các ứng viên nên tự tin và thoải mái khi đàm phán mức lương. Nếu bạn thể hiện được rằng, bạn có khả năng đem lại lợi nhuận cho công ty, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và mong muốn tuyển dụng bạn. Những ứng viên thể hiện khả năng làm việc tốt sẽ đàm phán thành công với một mức lương phù hợp.

3. Hiểu rõ về nhà tuyển dụng

Một trong những nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ là người tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định chứ không phải công ty. Hiểu rõ người đàm phán với bạn sẽ tăng khả năng thương lượng thành công. Cho dù người phỏng vấn bạn là đại diện nhân sự, giám đốc hay hành viên ban điều hành công ty, bạn nên cố gắng hiểu và đáp ứng những lợi ích họ cần trong quá trình phỏng vấn:

– Đại diện nhân sự có thể không quyết định mức lương của bạn nhưng họ có thể linh hoạt giữa lợi ích của công ty và ứng viên để xem xét thoả thuận.

– Giám đốc tương lai có thể xem xét linh hoạt mức lương và bổng lộc dành cho ứng viên.

– Thành viên ban điều hành có thể đề xuất những món bổng lộc ngoài lương. Họ thường muốn đạt được thoả thuận sớm.

Hãy chuẩn bị thật kỹ những kiến thức về người tuyển dụng và tin tưởng vào khả năng của bản thân để tự tin trước mọi cuộc phỏng vấn.

4. Đàm phán lương cũng giống như khiêu vũ

Cũng giống như một điệu nhảy, cả ứng viên và nhà tuyển dụng có thể cân nhắc đề xuất của đối phương. Hãy suy nghĩ một cách linh động về những ưu đãi người lao động có thể được hưởng: thời gian làm việc, ngày nghỉ phép, cơ hội thăng tiến, học tập, đãi ngộ.

Khi quá trình đàm phán bế tắc, bạn nên mở rộng suy nghĩ đến các đãi ngộ khác, ngoài lương để xem xét thoả thuận.

5. Luôn nhìn tổng thể

Khi nhà tuyển dụng đề nghị một mức lương, tức là họ cần bạn. Vì vậy, đừng lãng phí thời gian và cơ hội vào những chi tiết không quan trọng. Một trong những sai lầm của ứng viên là không thể hiện rõ mối quan tâm hàng đầu về vị trí ứng tuyển. Xếp thứ tự những mối quan tâm của bạn về công việc trước khi bắt đầu đàm phán lương. Điều này có thể khiến người tuyển dụng xem xét và nhượng bộ trước yêu cầu của ứng viên.

Bạn cần hiểu rằng, rất khó để nhà tuyển dụng đáp ứng mọi yêu cầu của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên có thái độ tích cực, tự tin và có khả năng hợp tác.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không