Kiến thức Tuyển dụng Nữ sinh Harvard chia sẻ bí quyết được nhận thực tập tại...

Nữ sinh Harvard chia sẻ bí quyết được nhận thực tập tại Google, Apple, Facebook và 5 kinh nghiệm để có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo

7
Jessica Pointing từng được nhận thực tập từ nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, dù chỉ mới là sinh viên năm nhất tại Harvard.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Jessica Pointing, sinh viên năm nhất khoa Khoa học máy tính và Vật lý của trường đại học danh tiếng Harvard đã nhận được hàng tá thư mời “khủng” từ các công ty lớn như Google, Apple, Facebook, Microsoft…

Điều đặc biệt là Jessica đã được nhận thực tập ở nhiều vị trí trái ngành học khác nhau như quản lý sản phẩm, kinh doanh, phần mềm… Cô cũng đã chia sẻ những điều bản thân đã cố gắng thực hiện để đạt được thành tích “khủng” như thế trên blog cá nhân của mình.

Dù phỏng vấn ở đâu, kiến thức vẫn là ưu tiên hàng đầu

“Tôi thường xem những buổi phỏng vấn với các công ty là 1 bài tập về nhà cần phải giải quyết. Tôi bỏ thời gian để nghiên cứu và tập luyện cho bài phỏng vấn như 1 bài học vậy. Các bạn nên tham khảo trước những cuốn sách giới thiệu về ngành nghề mình sẽ đi phỏng vấn, trong đó sẽ có rất nhiều thứ giúp ích cho buổi phỏng vấn của bạn. Chẳng hạn như các chủ đề trong buổi phỏng vấn hay bạn có thể nắm được bao quát về công việc bạn muốn xét tuyển”, Jessica chia sẻ.

Cô còn gợi ý thêm 1 số đầu sách hay cho từng công việc cụ thể như cuốn “Cracking the Coding Interview” của Galye Laakmann McDowell dành cho dân lập trình, hay cuốn “Case in point” của Marc Cosentino dành các bạn muốn làm tư vấn viên.

Lập cấu trúc để giải quyết vấn đề

Áp lực lớn khi ngồi đối diện với các nhà tuyển dụng dễ khiến đầu óc chúng ta trở nên “mụ mị” và thiếu tự tin. Điều này giải thích tại sao Jessica cảm thấy việc chuẩn bị tâm lý, cũng như lên cấu trúc chung để giải quyết mọi vấn đề là hết sức quan trọng.

Cụ thể, đây là cấu trúc Jessica chuẩn bị khi đi phỏng vấn cho vị trí kĩ thuật phần mềm:

– Đọc lại đề bài để hiểu kĩ vấn đề

– Xác định input và output

– Bắt đầu tiếp cận vấn đề

– Tìm ra phương pháp tối ưu

– Lập trình và kiểm tra đan xen, sửa lỗi liên tục với nhiều trường hợp khác nhau

Hay cấu trúc giải quyết vấn đề của cô khi đi phỏng vấn nghiệp vụ cố vấn viên:

– Tìm ra và hỏi kĩ mục tiêu của đề bài

– Lên ý tưởng và cách giải quyết

– Sắp xếp cấu trúc câu trả lời cho hợp lý

– Tổng hợp và trình bày vấn đề

“Đó là những cấu trúc đã giúp tôi hoàn thành rất tốt các buổi phỏng vấn”, Jessica hào hứng kể lại.

Đảm bảo việc phỏng vấn của bạn diễn ra tốt đẹp nhất có thể bằng cách luyện tập trước ở nhà

“Tự đưa ra những câu hỏi và luyện tập cách trả lời ở nhà là điều rất quan trọng để gây ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn. Thường thì các trường đại học sẽ có những buổi thực hành về việc này hoặc 1 số ít công ty cũng tổ chức các buổi phỏng vấn thử. Mỗi 1 buổi phỏng vấn thử là 1 cơ hội để bạn hoàn thiện hơn kĩ năng đi phỏng vấn của mình”, Jessica cho biết.

Jessica còn gợi: “Nếu có thể, hãy tự nghĩ ra 1 cuộc phỏng vấn “trong mơ” mà bạn mong muốn và cố gắng thực hiện theo hết sức có thể. Như vậy bạn sẽ có thể làm hài lòng chính bản thân mình và cả các nhà tuyển dụng”.

Luôn có kế hoạch B

Những cuộc phỏng vấn thường khá căng thẳng nên bạn hãy chuẩn bị cho riêng mình thêm 1 kế hoạch khác để giải tỏa áp lực cho chính bản thân.

Jessica cho biết: “Bạn sẽ dễ dàng bị bối rối hay trở nên căng thẳng nếu như cuộc phỏng vấn diễn ra không theo mong muốn. Đó là lí do vì sao chúng ta luôn cần nhiều hơn 1 sự lựa chọn để việc phỏng vấn không còn quá nặng nề nữa. Tâm lý càng thoải mái thì cơ hội của bạn cũng sẽ rộng mở hơn”.

Đầu tư thời gian

Thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn tuy không lâu, nhưng việc tốn kém thời gian để chuẩn bị là hết sức cần thiết. Chúng ta nên có thời gian biểu cho việc chuẩn bị để có được kết quả tốt nhất như mong muốn ở các cuộc gặp.

“Tôi đã phải đi khắp nơi trên nước Mỹ để thực hiện các bài phỏng vấn trong suốt 3 tháng, ngồi hơn 80 tiếng trên máy bay. Các bạn buộc phải đầu tư thời gian vào để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn nếu muốn mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Tôi thường luyện tập vào buổi sáng sớm và đọc tài liệu vào buổi tối hàng tuần liền trước khi đi phỏng vấn”, Jessica kể lại.

Chú ý những câu hỏi về hành vi của nhà tuyển dụng

Đừng chỉ tập trung vào những câu hỏi chuyên môn, những câu hỏi về hành vi cũng là 1 cơ sở để họ đánh giá các ứng viên tham gia phỏng vấn!

“Họ thường đưa ra những câu hỏi về cách lãnh đạo, làm việc nhóm hay những thách thức và thành công bạn đã trải qua. Hãy chuẩn bị thật tốt cho những câu hỏi như thế. Đó là những điều diễn ra trong cuộc sống của bạn nên đừng cố qua mắt họ, chỉ 1 câu nói dối bị phát hiện có thể sẽ hủy hoại ước mơ của bạn”, Jessica đưa ra những lời khuyên hết sức có ý nghĩa.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không