Kiến thức Kiến thức quản trị Mở cửa và tác động với doanh nghiệp

Mở cửa và tác động với doanh nghiệp

6
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamViệt nam theo xu thế kinh tế thế giới đã và đang tham gia chặt chẽ vào tiến trình đó. Việc tham gia vào WTO đã thể hiện quan điểm đó. Vậy việc mở cửa này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì? Và cánh cửa ở đây thực ra là gì?(Ta chỉ xét về lĩnh vực kinh tế)
Cánh cửa của các quốc gia

Như ta đã biết công dụng của cánh cửa là để bảo vệ những gì tác động từ bên ngoài, xét về phương diện kinh tế thì đó là cách thức quản lý của Chính phủ khi sử dụng những công cụ, chính sách, đạo luật để hạn chế những tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài đối với nền kinh tế.
Bế quan toả cảng từng là một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên xét về phương diện lịch sử cũng như những minh chứng trong lịch sử cho ta thấy đây là một biện pháp không hiệu quả.
Trong triết học đã có nói, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Và trong kinh tế thì đó chính là cạnh tranh. Nó làm tăng “sức đề kháng” của một nền kinh tế cũng như việc tiêm vắc-xin là việc cho cơ thể người nhiễm bệnh rồi sản xuất ra bạch cầu làm tăng sức đề kháng với bệnh tật. Vậy tham gia vào cạnh tranh là một nhu cầu tất yếu. Và mở cửa đối với nền kinh tế là chuyện đương nhiên.
Cánh cửa của một quốc gia rồi sẽ từng bước được mở rộng, nhưng một nền kinh tế “tự do hoàn hảo” là điều không thể. Cần có sự can thiệp và đó chính là sự can thiệp của chính phủ nhằm điều tiết cơ chế, điều tiết thị trường, đảm bảo cho lợi ích của người dân bằng các “cánh cửa”. Cánh cửa này được trang bị bởi các công cụ như thuế quan, các chính sách đặc biệt đối với hàng hoá (những công cụ như chống bán phá giá của Mỹ hay Châu âu, hàng rào bằng các Hiệp định, hay về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đề ra các quy chuẩn khác như Hệ thống quy định về chất lượng của Châu Âu …. Và hàng loạt những quy định, chính sách, bộ luật khác như các công cụ về trợ giá, hoàn thuế, mà các hầu hết các quốc gia đang áp dụng)
Đã có một cộng đồng Châu Âu mà ở đó không có biên giới, sự tự do đi lại và hầu như đó là sự mở toang các cánh cửa, không biên giới, không đánh thuế, không có các rào cản thương mại … ta xem họ có được những gì? Đó là sự thuận tiện trong kinh doanh, mang lại nhiều phúc lợi hơn cho chính cộng đồng đó,.. chẳng có lí do gì cho rằng họ phải mở cửa cho nhau.
Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng được tham gia vào cộng đồng đó. Như vậy cánh cửa được mở là có điều kiện.
Đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển thì việc bảo hộ là lẽ đương nhiên. Cánh cửa của họ chỉ mở ở một chừng mực nhất định. Họ đang tìm cách nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nội địa và tham gia từng bước vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và vẫn tồn tại một số it những nền kinh tế đang “kín cổng cao tường”.
Cánh cửa co dãn

Việc mở cửa là việc tuân thủ luật chơi của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, theo nhận định thì nó có sự co dãn nhất định nhằm mục đích bảo hộ vì lợi ích quốc gia và dân tộc. Quốc gia nào cũng toan tính những lợi ích và tính toán về điều này hơn cả. Việc co dãn này được hình thành dựa trên những sự “lách luật” hoặc “hợp thức hóa” dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, việc này có thể gặp phải sự trừng phạt do vi phạm đến nguyên tắc chung. Nhưng dù sao thì đó cũng là một thực tế.

Vậy khi nào thì sẽ mở cửa?

Trung Quốc mất 20 năm và Việt nam mất hơn 10 năm mới vào được WTO cùng với những cam kết mở cửa dần thị trường vào các lĩnh vực trong nền kinh tế (như điện lực , viễn thông, ngân hàng, …tài chính, bảo hiểm …). Các nước tham gia vào tổ chức này đều phải tuân theo luật chơi của thị trường. và mở cửa theo đúng tiến trình cam đoan.
Như ta đã biết tiêm vắc xin là sẽ đau, nhưng chỉ là đau một chút. Vậy mở cửa sẽ gặp phải một số bất lợi ngay từ đầu, điều này ai cũng biết. Đó là do sự tràn vào của các loại hàng hoá, dịch vụ với giá cả rẻ hơn thậm chí rẻ hơn nhiều so với giá cả nội địa. Thị phần sẽ mất dần vào tay người nước ngoài, nhưng nó cũng sẽ là những liều thuốc đề kháng đầu tiên giúp cho mọi cá nhân từ nhà quản lý, người làm kinh doanh cũng như những người dân để nhận thức và bắt đầu một cuộc “cải tiến” để làm mới mình và thích nghi hơn với những gì xảy ra.
Nhưng cái gì quá mức cũng không ổn. Vắc xin không thể tiêm khi người ta bị ốm. Vậy việc mở cửa cũng không thể làm khi mà chẳng có một chút “đề kháng” đáng kể. Nền kinh tế quốc gia muốn tham gia vào quá trình mở cửa cũng phải cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng liệu có vượt tầm kiểm soát của chính phủ…
Nhưng nếu không mở cửa cũng không thể đón nhận được những “ngoại lực” làm đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển trong khi nền kinh tế nội địa đã phát huy tối đa khả năng.
Chính phủ sẽ cân nhắc khả năng của nền kinh tế dựa trên quy mô, hiệu suất sử dụng, các tiêu chí về sản xuất kinh doanh, thậm chí áp dụng đo hệ số khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp theo các tiêu chí quốc tế để quyết định mức độ mở cửa. Nếu không thì việc mở cửa cũng chỉ như việc phản tác dụng của tiêm vắc xin dẫ đến hậu quả khôn lường.
Việc mở cửa cũng cần được tiến hành từng bước trên cơ sở thực trạng ngành và lĩnh vực để đề xuất phương án tối ưu nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế. Và cánh cửa này sẽ được “mở toang” khi “người chủ” của nó đã sẵn sàng.
Mở rồi liệu có đóng.
Khi đã tham gia vào luật chơi đó thì phải chấp nhận luật của nó cho dù hậu quả của nó sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi? Đóng “cửa” ngồi trong “nhà”
Không bao giờ. Nhưng phải làm gi?
Tôi có một câu cho các bạn:
“Thành to vạn gạch
Khởi sự một viên
Đường xa vạn dặm
Khởi sự một bước chân ( Mở cửa và đi ra khỏi nhà nhé!)”

Theo Saga

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không