Kiến thức Tuyển dụng “Săn đầu người” thời công nghệ: Chiến lược tuyển dụng là la...

“Săn đầu người” thời công nghệ: Chiến lược tuyển dụng là la bàn, mạng xã hội là cánh buồm căng gió

11
Ứng dụng công nghệ vào tuyển dụng nhân sự đang ngày càng trở nên phổ biến. Các thuật ngữ Digital HR, Technology HR, HR Analytics ngày càng phổ dụng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Thời đại công nghệ phát triển, ngày càng nhiều lãnh đạo công ty lớn tại Việt Nam đã nhận ra được tầm quan trong của các ứng dụng công nghệ , mạng xã hội trong việc tuyển dụng nhân tài.

Theo chia sẻ từ công ty CSC Việt Nam tại hội thảo “Sức mạnh của ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng nhân sự” diễn ra tại TPHCM vừa qua, nếu như trước đây các công ty phải tốn mức phí khá cao để tìm được ứng viên, chưa kể những rủi ro về mức độ phù hợp cũng như năng lực thực sự của ứng viên thì trong những năm trở lại đây, bằng sự hỗ trợ của các “công cụ kỹ thuật số” như mạng xã hội, bài toán “việc tìm người” dựa trên mối quan hệ và nguồn ứng viên do chính nhân sự trong công ty giới thiệu đã tìm ra lời đáp.

Chỉ với mức phí bằng khoảng 1/10 so với trước đây, CSC Việt Nam đã tận dụng thành công các công cụ truyền thông nội bộ, đẩy mạnh “chuẩn hóa” các quy trình tuyển dụng theo hướng kỹ thuật số để khai thác hiệu quả nguồn ứng viên được giới thiệu từ chính những nhân viên hiện tại.

Không chỉ riêng CSC mà ngay cả các công ty đa quốc gia như BAT, Unilever,… việc tận dụng mạng lưới ứng viên từ nguồn giới thiệu trực tiếp của các nhân viên trong công ty đang được nhìn nhận là một lựa chọn hiệu quả với mức chi phí cạnh tranh so với việc chi trả cho các phương pháp tuyển dụng khác.

Tuy nhiên, kết quả khi so sánh chất lượng giữa tuyển dụng từ các môi quan hệ và các phương thức khác vẫn còn là ẩn số khi hiện tại vẫn chưa có các khảo sát hoặc số liệu thống kê chuẩn mực để đo lường.

“Thông qua việc tận dụng tối đa tầm ảnh hưởng của các trang mạng xã hội (social channels), BAT Việt Nam đã có thể tiếp cận gần hơn với các ứng viên một cách nhanh chóng và hiệu quả trong suốt 2 năm qua.”, Bà Trần Thiện Minh Triết, đại diện BAT Việt Nam cho biết.

Bà Rashmi Shamar, đại diện Unilever Việt Nam cũng kêu gọi các chuyên viên tuyển dụng của các doanh nghiệp nên “mạnh dạn thử nghiệm các ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng theo từng bước một và từng lộ trình cụ thể. Từ đó mới có thể đánh giá mức độ khả thi, tính hiệu quả của các ứng dụng công nghệ này tới việc thu hút nhân tài nói riêng, cũng như chiến lược quản trị nguồn nhân lực của công ty nói chung.”

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Phương, Giám đốc Dịch vụ Tuyển dụng Nhân sự: “Công nghệ rõ ràng đóng góp một vai trò không nhỏ, đi cùng với xu hướng của thời đại của cả khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là công cụ. Chiến lược tuyển dụng sẽ như la bàn của con tàu đưa việc hoạch định và tuyển dụng nhân sự đi đúng hướng, còn công nghệ sẽ như cánh buồm hỗ trợ chiến lược ấy được phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.”

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không