Kiến thức Kiến thức quản trị Doanh nghiệp và truyền thông

Doanh nghiệp và truyền thông

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamGiữ vững hình ảnh của doanh nghiệp luôn là vấn đề quan trọng, nhất là hình ảnh trên báo chí, truyền hình trong tình hình đời sống luôn có rất nhiều tin đồn như hiện nay. Cho nên, “dù bận lắm nhưng tôi phải đến để tham gia đề tài này!”, nhiều thành viên LBC đã chia sẻ như vậy trong cuộc gặp vừa qua.
Thuyết trình viên là các nhà báo khá gắn bó với các DN: bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc trung tâm BSA và ông Trần Nguyên, phó ban điều hành CLB. Bà Hạnh nói về nhu cầu “ta cần có nhau” của doanh nghiệp – báo chí cùng các giải pháp để quan hệ này luôn win-win. Ông Trần Nguyên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về xử lý khủng hoảng giữa DN và giới truyền thông: bồn nước Toàn Mỹ, SSI, Dielac, Nutifood…
Thế nào là khủng hoảng? 

Đâu là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng? Sau khi trao đổi, hầu hết thống nhất rằng dấu hiệu của khủng hoảng có thể là: tin bất lợi cho DN lan truyền từ tin đồn trên mạng, bài viết trên các báo lớn, và cuối cùng là phản ứng cụ thể của cơ quan chức năng và người tiêu dùng trước phản ánh của báo chí. Chẳng hạn, tin đồn về một lô sữa của hãng X. Có nhiễm mạt sắt có thể làm cho kết quả kinh doanh đảo chiều ngay lập tức. Nhiều doanh nghiệp chưa quen xử lý khủng hoảng nên có những phản ứng sai lầm: quá chậm và lo giành phần thắng về lý trong khi cảm xúc của người tiêu dùng lan nhanh, thối động…
Làm gì trước những tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến kinh doanh?
Một số cách ứng biến thành công và thất bại đã diễn ra trong thực tế được phân tích. Các giải pháp được nhà báo Trần Nguyên đúc kết qua gần 10 “điển cứu”: Nguyên tắc đầu tiên, DN nên bình tĩnh xem kỹ nội dung và xác định nguồn phát ra thông tin đó. Lập đội đặc nhiệm kiểm soát thông tin và chỉ có một người phát ngôn duy nhất. Tránh đối đầu trực diện với dư luận vì trong khủng hoảng, mọi cố gắng giải thích đều vô vọng. Để bên thứ ba trung lập, có uy tín phát ngôn sẽ hiệu quả hơn. Khoanh vùng tổn hại, và tính đến nhiều công cụ. Hãy chân thành. Đừng quên rằng ở Việt Nam khi gặp khủng hoảng thì hãy chấp nhận cảm xúc từ dư luận và chia sẻ trước khi viện dẫn về mặt lý và luật. Lãnh đạo DN cần theo dõi thông tin chung và nắm bắt thông tin ngành mình để kịp thời phòng chống khủng hoảng và đối phó.
Doanh nghiệp cũng có thể tự…tạo ra khủng hoảng để làm nổi bật hình ảnh của mình?
Một DN kể rằng có một nhà báo hỏi ông về các chiêu sai trái của đối thủ cạnh tranh. Ông cho biết đang có cách giải quyết khác thay vì đề cập trên báo. Nhưng nhà báo đã lấy thông tin từ luật sư và đưa tin về dự định phản ứng của ông, đồng thời, để cho các đối thủ cạnh tranh lên tiếng là họ làm ăn đàng hoàng. Sự việc trở thành ồn ào và các đối thủ có dịp quảng bá. Ông yêu cầu luật sự phải xử lý ngăn chặn ngay các thông tin liên quan vụ việc, nếu không ông kiện. Vụ việc sau đó mới yên. Trường hợp khác, một công ty chuyên thiết kế nội thất sắp cho ra một cuốn sách tự giới thiệu, trong danh sách khách hàng có một công ty đa quốc gia rất uy tín mà hợp đồng quy định không được đưa bất kỳ thông tin nào liên quan đến họ. Phòng Marketing đề nghị cứ đưa vào sách vì nếu bị kiện, cũng là cách quảng bá hay. Ban giám đốc cân nhắc và quyết định…không đăng. Đó là cách hành xử đúng vì có những công ty tìm được sự nổi tiếng qua xì-căng-đan nhưng một thương hiệu dẫn đầu luôn gắn với đạo đức và hình ảnh đẹp.
Kết luận cuối cùng, nhà báo và DN cần hiểu rõ hơn về công việc của nhau và nên có những cuộc gặp gỡ, thảo luận thẳng thắn, vừa trao đổi thông tin, vừa chia sẻ các kinh nghiệm ứng xử.

Theo SGTT

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không