Kiến thức Tài chính kế toán So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế –...

So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế – Phần 4 – Thuê tài sản, Doanh thu, Phúc lợi CNV

12966

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam        Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Về cơ bản các chuẩn mực đã đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn trong quá trình lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs).

IAS 17 và VAS 16 – Thuê tài sản

1) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên thuê – thuê tài chính 

        IAS: Khi tài sản đi thuê bị giảm giá, chuẩn mực yêu cầu cần áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản. 

        VAS: không đề cập vấn đề này.

2) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên thuê – thuê hoạt động 

        IAS: Các khoản ưu đãi dành cho hợp đồng thuê hoạt động mới, hoặc lý lại phải được hạch toán giảm trừ chi phí tiền thuê trong thời gian hợp đồng, bất kể nội dung, hình thức của khoản ưu đãi cũng như thời hạn thanh toán. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này.

3) Trình bày báo cáo tài chính đối với bên thuê 

        IAS: Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về trình bày các khoản mục thuê tài chính và thuê hoạt động. 

        VAS: Tương tự như IFRS, ngoại trừ các mục không yêu cầu trình bày

  • Giá trị còn lại của từng loại tài sản thuê tại ngày lập báo cáo tài chính;
  • Đối chiếu giữa tổng của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại ngày lập báo cáo tài chính, và giá trị còn lại của các khoản đó.

4) Phương pháp kế toán trong báo cáo tài chính của bên cho thuê – thuê tài chính 

        IAS: Bên cho thuê phản ánh tài sản cho thuê tài chính trong bảng cân đối kế toán như khoản phải thu và có giá trị bằng chi phí đầu tư ròng cho tài sản đó. 

        Doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cần hạch toán lãi/lỗ bán hàng vào cùng kỳ kế toán theo cách hạch toán toàn bộ doanh thu. Trong trường hợp áp dụng mức lãi suất tiền vay giả định thấp, doanh nghiệp nên giứoi hạn lợi tức bán hàng ở mức có thể có nếu hạch toán theo lãi suất thị trường. Khi lợi tức bán hàng được ghi nhận, doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản cũng hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đàm phán và chuẩn bị tài sản cho thuê vào chi phí. 

        VAS: Không có hướng dẫn hạch toán các khoản doanh thu và giá vốn cho doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty thương mại cho thuê tài sản tại thời điểm bắt đầu thời hạn thuê tài chính.

IAS 18 và VAS 14 – Doanh thu

1) Xác định doanh thu 

        IAS/VAS: Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản mà doanh nghiệp có thể nhận được. 

        IAS: Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của một khoản phải thu được ghi nhận là tiền lãi. 

        VAS: Không đề cập vấn đề này

2) Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức 

        IAS/VAS: Doanh thu phát sinh từ hoạt động cho các đối tượng khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức, được ghi nhận khi: 

                a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó và 

                b) Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy 

        IAS: Doanh thu được ghi nhận như sau:

  • Tiền lãi – được ghi nhận bằng phương pháp lãi thực theo tỷ lệ thời gian có tính đến hiệu quả thực tế của tài sản.
  • Tiền bản quyền – được ghi nhận trên cơ sở dồn tích theo nội dung của hợp đồng liên quan; và 
  • Cổ tức – được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức.

        VAS: Tương tự như IFRS. Tuy nhiên, tiền lãi chỉ được ghi nhận trên cơ sở thời gian.

3) Thu nhập khác 

        IAS: Không đề cập vấn đề này. 

        VAS: Có các qui định cụ thể về các khoản thu nhập khác bao gồm:

  • Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; 
  • Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; 
  • Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; 
  • Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá xổ tính vào chi phí của kỳ trước; 
  • Khoản nợ phải trả nay mất chủ; 
  • Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại.

4) Trình bày báo cáo tài chính 

        IAS: Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày khoản mục doanh thu. 

        VAS: Tương tự như IFRS ngoại trừ việc không có qui định về các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

IAS 19 – Phúc lợi cho người lao động

1) Mục đích 

        IAS: Mục đích của chuẩn mực này là qui định phương pháp hạch toán và trình bày khoản phúc lợi cho người lao động, bao gồm: Các khoản phúc lợi ngắn hạn (như tiền lương, nghỉ phép năm, nghỉ ốm, chia lợi nhuận hàng năm, các khoản thưởng và các khoản phúc lợi phi tiền tệ khác), tiền hưu trí, bảo hiểm nhân thọ khi nghỉ hưu, phúc lợi y tế và các khoản phúc lợi cho người lao động dài hạn khác (được nghỉ phép năm do có thâm niên công tác dài, phúc lợi do mất sức lao động, các khoản bồi thường hoãn lại, chia lợi nhuận dài hạn và các khoản thưởng). 

        Nguyên tắc làm cơ sở cho các yêu cầu cụ thể đặt ra trong chuẩn mực là chi phí phát sinh khi thanh toán các quyền lợi cho người lao động cần được ghi nhận trong kỳ mà các khoản phúc lợi được người lao động tạo ra, chứ không phải thời điểm chi trả hoặc chuyển thành công nợ. 

        VAS: Không có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương qui định về vấn đề này. Nhìn chung, chi phí phúc lợi cho người lao động được ghi nhận khi các khoản này được thanh toán.

(Theo VACPA / Deloitte Vietnam)

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không