Kiến thức Tài chính kế toán So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế –...

So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế – Phần 6 (Các bên liên quan, Quỹ hưu trí, Báo cáo hợp nhất,..)

7558

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamI/ IAS 24 và VAS 26 – Thông tin về các bên liên quan

1) Các trường hợp không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan
        IAS: Trong báo cáo hợp nhất đối với các giao dịch nội bộ của tập đoàn; Trong BCTC của công ty mẹ khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo tài chính hợp nhất; Trong báo cáo tài chính của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ cũng được thành lập tại cùng một quốc gia và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại quốc gia đó; Và trong báo cáo tài chính của công ty do Nhà nước quản lý, không cần trình bày các giao dịch với một công ty do nhà nước quản lý khác.

        VAS: Tương tự với IFRS ngoại trừ quy định các doanh nghiệp nhà nước vẫn phải trình bày giao dịch với các bên liên quan.

II/ IAS 26 – Kế toán và báo cáo Quỹ hưu trí

1) Mục đích
 
        IAS: Xác định các quy tắc tính toán và trình bày báo cáo tài chính của quỹ hưu trí 

        VAS: Khôg có chuẩn mực tương đương

2) Tóm tắt chuẩn mực 
        IAS: – Đặt ra các yêu cầu báo cáo cho các loại quỹ hưu trí, bao gồm báo cáo về tài sản hưu trí ròng và trình bày giá trị hiện tại ước tính của các khoản mục phúc lợi đã được công bố (phân tách thành loại được đảm bảo và loại không được đảm bảo).

        – Quy định rõ yêu cầu của việc xác định giá trị của các khoản phúc lợi đã xác định và việc sử dụng giá trị hợp lý đối với các kế hoạch đầu tư.

        VAS: VN GAAP không đề cập tới vấn đề này.

III/ IAS 27 và VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

1) Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trong BCTC riêng của công ty mẹ 

        IAS: Trong Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, các khoản đầu tư vào công ty con có thể trình bày theo:

  • Phương pháp giá gốc 
  • Phương pháp vốn chủ sở hữu 
  • “Tài sản tài chính sẵn có để bán” theo IAS 39

        Không phụ thuộc vào việc các khoản đầu tư đó có bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất hay không. 

        VAS: Các khoản đầu tư vào công ty con chỉ được trình bày theo phương pháp giá gốc trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

IV/ IAS 28 và VAS 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

1) Báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư 

        IAS: Trường hợp nhà đầu tư có trình bày báo cáo tài chính hợp nhất thì trong báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư, một khoản đầu tư vào công ty liên kết với bản chất không phải là đầu cơ ngắn hạn thì có thể được trình bày theo:

  • Phương pháp giá gốc
  • Phương pháp vốn chủ sở hữu được trình bày trong chuẩn mực này, hoặc; 
  • “Tài sản tài chính sẵn có để bán” theo IAS 39.

        VAS: Theo VN GAAP, các khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ được trình bày theo phương pháp giá gốc trên báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư.

V/ IAS 29 – Báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế siêu lạm phát

1) Mục tiêu 

        IAS: Quy định các chuẩn mực cụ thể cho doanh nghiệp lập báo cáo tài chính bằng đồng tiền của nước có nền kinh tế siêu lạm phát, đảm bảo ý nghĩa của thông tin tài chính cung cấp. 

        VAS: Không có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương.

2) Báo cáo và trình bày thông tin tài chính trong điều kiện siêu lạm phát 

        IAS: – Thông thường, nền kinh tế được hiểu là siêu lạm phát khi có 3 năm liên tiếp có tỷ lệ lạm phát trên 100%

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trình bày bằng đồng tiền của nước có nền kinh tế siêu lạm phát cần được trình bày yếu tố xác định giá trị của đồng tiền tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
  • Thông tin so sánh của kỳ trước cần được trình bày lại với cùng giá trị đồng tiền của kỳ hiện tại.

        VAS: VN GAAG không đề cập đến vấn đề này.

VI/ IAS 30 và VAS 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

1) Trình bày báo cáo tài chính 

        IAS: – Yêu cầu các ngân hàng phân loại các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán theo đúng bản chất và trình bày tài sản theo thứ tự giảm dần tính thanh khoản của các tài sản đó.

  • Xác định các nhóm khoản mục tối thiểu phải trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. 
  • Các yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính tập trung vào tài sản, công nợ, các khoản mục ngoài bảng, tổn thất của khoản cho vay và ứng trước, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, tài sản cầm cố và rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng.

        VAS: Qui định hiện tại của Việt Nam tương tự như IAS 30. Các hướng dẫn khác về kế toán cho ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự được qui định bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(Theo VACPA / Deloitte Vietnam)

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không