Kiến thức Đào tạo Một số kinh nghiệm giúp bạn tránh những mưu đồ xấu nơi...

Một số kinh nghiệm giúp bạn tránh những mưu đồ xấu nơi công sở (Phần 2)

2
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong tổ chức, có thể có những cuộc ganh đua ngầm giữa các nhân viên. Những cái đầu bốc khói vì đố kỵ này sẽ luôn tìm cách hạ đo ván chính đồng nghiệp của mình, và làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Để hạn chế tối đa điều này, người lãnh đạo cần có một số “sách lược” cụ thể.

Giao đúng người đúng việc

Đây là kết quả của việc làm tốt khâu trên – nắm vững tình hình. Hãy giao việc cho những cá nhân mà bạn cho là phù hợp nhất với công việc đó.

Nhưng thế nào là phù hợp? Tiêu chí để phân việc phù hợp là luôn trả lời khách quan nhất những câu hỏi sau: Nhiệm vụ này thuộc lĩnh vực nào?

Những ai có chuyên môn về lĩnh vực này? Ai cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ này? Ai thực sự muốn làm? Ai có khả năng giám sát tiến độ công việc? Ai muốn cản trở công việc? Nguy cơ tổn hại lớn nhất?…

Hãy phân công làm sao để những nhân viên của bạn có thể giám sát lẫn nhau và cố gắng độ đảm bảo tính ổn định của công việc. Chỉ thay người phụ trách đầu việc khi bất đắc dĩ và tạo điều kiện để họ tự nguyện hỗ trợ nhau.

Tuy vậy quản lý hiện đại khuyến khích người lãnh đạo có chút mạo hiểm khi giao đầu việc. Hãy tạo cho nhân viên của bạn đôi chút thách thức để phát huy khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân nhưng cũng đồng thời cẩn thận bằng cách phân công quản lý và giám sát phù hợp.

Tuyệt đối trách để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định phân công. Năng lực và thái độ tích cực là tiêu chí quan trọng nhất để đảm nhận những nhiệm vụ.

Công bằng minh bạch, phản ứng kịp thời

Việc theo dõi đầy đủ sẽ dễ dàng khiến người quản lý đáng giá đúng năng lực của mỗi nhân viên cũng như công sức người này đã bỏ ra để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngay từ đầu hãy đưa ra những tiêu chí, càng cụ thể càng tốt để mọi người trong công ty vừa có thể đánh giá bản thân, vừa có thể đánh giá người khác.

Hãy minh bạch, rõ ràng trong mọi khâu cũng như sẵn sàng giải đáp những cân hỏi tại sao của các nhân viên trong khả năng tốt nhất có thể. Cổ vũ họ tự giác nêu ý kiến nhận xét và nếu đưa ra được phương án giải quyết thì càng tốt.

Luôn nghe ngóng những lời phản ánh của mọi người trong công ty và tự kiểm chính bằng việc chính bản thân theo dõi.

Đối với những mâu thuẫn nảy sinh cần phát hiện sớm và tác động ngay. Cách tốt nhất để giải quyết bất đồng là đối thoại thẳng thắn. Luôn sẵn sàng trở thành người trọng tài công bằng nhất.

Mỗi công ty có những quy đinh riêng của mình, hãy luôn công bố rõ ràng, chỉnh lý khi cần thiết và nghiêm túc thực hiện từ góc độ bản thân.

Thưởng cao hơn phạt

Công bằng minh bạch sẽ đồng nghĩa với thưởng phạt công minh. Tuy vậy bạn cũng cần nhớ rằng, hãy coi trừng phạt là biện pháp cuối cùng. Việc trừng phạt càng nhiều hay với mức độ càng nặng chỉ chứng tỏ một điều: bạn là người quản lý thất bại.

Cũng với một logic tương tự, một nhân viên hay đặt điều phá hoại chỉ khi họ không có được một công việc phù hợp năng lực bản thân hay bất mãn vì đối xử bất công.

Hãy khen thưởng xứng đáng cho những thành tích của mỗi sáng kiến của nhân viên dưới quyền trong công ty, đồng thời đưa ra gợi ý để mọi người đều có thể đưa ra các sáng kiến cải tiến của mình. Tuy vậy không nên thưởng trong trường hợp phát hiện ra lỗi sai phạm mà không có giải pháp. 

Trừng phạt chỉ được áp dụng trong những trường hợp cố tình phá hoại hay gây thiệt hại quá lớn nhưng cũng không nên lập “những hồ sơ” sai phạm để chú tâm đặc biệt đến lỗi cũ của nhân viên.

Giữ mối chân tình

Tăng cường các hoạt động tập thể trong công ty để tăng cường độ tiếp xúc giữa mọi người, đây cũng là cơ hội bạn quan sát và tìm hiểu nhân viên.

Quan tâm toàn diện đến các điều kiện tổng hợp của mỗi cá nhân. Bạn lắng nghe, nhưng cần hơn nữa là việc quan sát, ngay cả khi tận mắt chứng kiến điều gì cũng đừng bao giờ vội vàng đưa ra những quyết định, hãy suy nghĩ kĩ và đặt mình vào hoàn cảnh người khác.

Sẽ không có những rắc rối nếu như từ trên xuống dưới mọi người đối xử với nhau chân tình.

Theo Tạp chí lãnh đạo Trung Quốc

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không