Kiến thức Tài chính kế toán Tổng hợp lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với...

Tổng hợp lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán

333
Trước khi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, doanh nghiệp sẽ thường có hợp đồng kinh tế với bên bán. Vậy trong những trường hợp này, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề gì? Dưới đây là tổng hợp những lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán.

1. Chủ thể ký kết hợp đồng

  • Người ký phải là người có thẩm quyền ký, là người đại diện theo pháp luật (Kiểm tra Giấy phép đăng ký kinh doanh và các văn bản ủy quyền)
  • Chỉ được ký trong phạm vi được ủy quyền.

2. Đối tượng của hợp đồng

Trong hợp đồng cần có quy định cụ thể về đối tượng hàng hóa được mua: Loại hàng hóa, chất lượng, mẫu mã hàng, số lượng mua, chỉ tiêu kỹ thuật, đơn vị tính (chiếc, bộ, Kg….).

3. Giá cả, phương thức thanh toán

Hợp đồng có quy định chi tiết, rõ ràng về các trường hợp có thể xảy ra khi hàng hóa được giao như:

Khi giá trên thị trường biến động:

  • Đồng tiền làm phương thức thanh toán
  • Cách thức giao nhận tiền
  • Trách nhiệm thanh toán chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi.
  • Phương thức bảo lãnh
  • Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình chuyển giao hàng hóa.

ký kết hợp đồng mua hàng

4. Thư bảo lãnh

  • Áp dụng chung biểu mẫu về thư bảo lãnh đính kèm hướng dẫn. Không nên áp dụng bảo lãnh có điều kiện bởi vì hình thức bảo lãnh này người thụ hưởng sẽ chỉ được thanh toán khi xuất trình được một số chứng từ đã được quy định. Còn nếu áp dụng bảo lãnh vô điều kiện thì bên bảo lãnh sẽ phải thanh toán tiền bổi thường ngay khi nhận được yêu cầu mà không đòi hỏi chứng từ kèm theo.
  • Nên thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng (hàng hóa, chứng từ, thời gian….)
  • Không nên sửa lại hợp đồng, bổ sung PLHĐ giữa hai bên khi có thư bảo lãnh mà chưa có sự đồng ý của bên bảo lãnh.

5. Điều khoản phạt vi phạm

  • Được quy định trong Luật thương mại (Điều 301) về tổng mức phạt đối với các vi phạm không được quá 8% giá trị bị vi phạm; Quy định trong Bộ luật Dân sự (điều 476) nếu chậm thanh toán
  • Có thể ghi vào hoặc không ghi vào hợp đồng.

6. Rủi ro liên quan đến điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng

  • Trong hợp đồng có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng:
+ Do thiên nhiên: Lũ, lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần ..
+ Do xã hội: Chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi của chính phủ …
+ Do chính bản thân: Mất điện, hỏng máy…
  • Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng các bên được miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ hợp

7. Điều khoản bồi thường thiệt hại

  • Điều 302 Luật thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Có ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường hợp đồng thương mại (Điều 303 Luật TM) như sau:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra
+ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
form-news
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không