Kiến thức Tài chính kế toán Quy trình bán hàng hóa cho doanh nghiệp hiện nay

Quy trình bán hàng hóa cho doanh nghiệp hiện nay

2971
Doanh nghiệp nếu xây dựng được một quy trình bán hàng chuẩn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru và nhịp nhàng. Dưới đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình bán hàng cho doanh nghiệp mình.

1. Thế nào là quy trình bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình bán hàng riêng phù hợp với loại hình kinh doanh, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Việc xây dựng quy trình bán hàng chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng trong việc phát triển và góp phần thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình.

2. Quy trình bán hàng cho doanh nghiệp

Một quy trình bán hàng dành cho doanh nghiệp theo thứ tự như sau:
  • Báo giá
  • Đơn đặt hàng
  • Hóa đơn bán (hoặc phiếu xuất)
  • Phiếu thu
Khi có phiếu xuất cần có phiếu nhập của khách hàng trả lại sau đó mới xuất hàng và đến phiếu chi.
Theo một quy trình cụ thể như các bước trên doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi trong quá trình kiểm tra. Kế toán dễ dàng theo dõi sổ sách và hàng hóa hoặc phát hiện vấn đề sẽ xảy ra tại khâu nào để kịp thời xử lý.
quy trình bán hàng

2. Các bước trong quá trình bán hàng

  • Bước 1
Doanh nghiệp có khách hàng đặt mua sản phẩm với số lượng vừa và nhỏ. Phòng kinh doanh sẽ gửi cho khách hàng một bảng báo giá cho đơn vị mua hàng một cách cụ thể và chi tiết để khách hàng có thể nắm được và đặt mua đúng sản phẩm.
  • Bước 2
Sau khi nhận được một bảng báo giá của doanh nghiệp thì cả hai bên cần phải thống nhất bảng giá sao cho phù hợp có lợi cho cả hai bên. Đối với bên mua cần gửi đơn đặt hàng cho doanh nghiệp theo bảng chi tiết có số lượng, mã và suy cách sản phẩm cần sử dụng.
  • Bước 3
Khi nhận được đơn đặt hàng của đơn vị mua thì doanh nghiệp tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa còn trong kho còn có đủ so với đơn hàng không và có đúng với mẫu mã đã cung cấp và được khách hàng yêu cầu không.
  • Bước 4
Khi kiểm tra xong doanh nghiệp sẽ tiến hành bàn giao hàng hóa, hóa đơn, giấy tờ liên quan. Như hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu hàng hóa khách hàng và lập phiếu thu tiền hàng.

Tuy nhiên trong nhiều những trường hợp hi hữu khách hàng không hài lòng về sản phẩm, khách hàng có thể trả lại cho doanh nghiệp. Khi đó phòng kế toán sẽ có trách nhiệm tiến hành nhập lại số lượng hàng hóa không đúng quy cách chất lượng trên, thường được thể hiện phiếu nhập khi hàng hóa bị trả lại. Với một quy trình bán hàng được định sẵn sẽ giúp cho người mua và doanh nghiệp theo dõi dễ dàng các khâu trao đổi hàng hóa.

form-news
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không