Kiến thức Tài chính kế toán Cách tính giá thành công ty sản xuất mỹ phẩm

Cách tính giá thành công ty sản xuất mỹ phẩm

1350

Tính giá thành là một trong những công việc khó nhất với kế toán. Tùy tường mặt hàng lại có phương pháp tính giá thành sản phẩm theo cách khác nhau. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đã biết tận dụng các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức một cách hiệu quả. 

 

A, Phương pháp tính giá thành theo định mức thích hợp với đơn vị sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào ổn định.

Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức nề nếp thường xuyên.

Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có trật tự, ngăn nắp hơn.

Điểm nổi bật của phương pháp tính giá thành theo định mức kinh tế – kỹ thuật, luôn phát hiện kịp thời chi phí vượt định mức ngay từ trước và trong khi kiểm tra để có thể đề ra các biện pháp kịp thời các khả năng tiềm năng.

Công thức tính doanh giá thành công ty sản xuất mỹ phẩm:

Giá thành Thực tế của Sản phẩm = Giá thành định mức của Sp +- Chênh lệch do thay đổi định mức +- Chênh lệch định mức

cách tính giá thành công ty sản xuất mỹ phẩm
 

B, Giá thành định mức của sản phẩm 

Dựa trên các tính toán đã được duyệt, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TT200 – 621, TT133 – 1541), chi phí NCTT (622, 1541), chi phí sản xuất chung (627, 1547).

Ví dụ 1: công ty sản xuất 2 mặt hàng: A và B

Định mức để sản xuất 1 sản phẩm A về NVL là: 1a, 1b, 2c, về thời gian là 1 phút
Định mức để sản xuất 1 sp B là: 3a, 1b, 5c, về thời gian là 2 phút
Đến khi tính giá thành
Dựa vào số NVL a, b, c xuất trong kỳ + căn cứ theo định mức NVL => bạn có thể tính được CP NVL (TK 621) trong sản phẩm A và B
Dựa vào thời gian sản xuất A, B => bạn có thể phân bổ được CP chung (TK 622, 627) vào giá trị sản phẩm A và B
=> cộng NVL + CP chung => tổng giá trị sản xuất của A và B => từ đó chia ngược lại cho số lượng sản phẩm sản xuất được => đơn giá của từng sản phẩm.
 

C, Việc xác định thay đổi định mức

Việc thay đổi định mức thường được áp dụng từ đầu tháng, do đó chi phí sản xuất trong tháng phải được tổ chức hạch toán dựa trên cơ sở giá thành định mức mới nhưng nếu đầu tháng không có sản phẩm dở dang thì những sản phẩm này được tính toán theo giá thành định mức cũ, kế toán cần phải tính lại sản phẩm dở dang đầu tháng theo giá thành định mức mới và tách riêng số chênh lệch do thay đổi định mức của số sản phẩm này, để khi tính giá thành thực tế phải cộng (hoặc trừ) số chênh lệch này đảm bảo cho giá thành thực tế phản ánh được trung thực, hợp lý.

D, Chênh lệch định mức

Các trường hợp do chênh định mức: Chênh lệch do kết quả của việc cải thiện kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư hoặc chênh lệch vượt chi, biểu hiện của việc lãng phí lao động, vật tư và tiền vốn… dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.

Do tính chất khoản mục chi phí khác nhau, nên việc tổ chức và tập hợp chi phí chênh lệch định mức của từng khoản mục cũng được sử dụng bằng các phương pháp khác nhau.

form-news
 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không