Phân phối và sử dụng lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi nhuận giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên. Và để hiểu rõ về vấn đề phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp thế nào để kết quả hoạt động kinh doanh tốt cũng là bài toán cần các Doanh nghiệp giải, nhất là trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay.
Kế toán lợi nhuận
Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp chính là kế toán lợi nhuận (còn gọi là lãi) hay lỗ của một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) bao gồm lãi (hay lỗ) của các hoạt động SXKD (hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, kinh doanh bất động sản đầu tư), hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Đó chính là phần chênh lệch giữa một bên là DTT và thu nhập thuần của tất cả các hoạt động với một bên là toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến từng hoạt động tương ứng.
Được tính vào lợi nhuận thực hiện trong năm của Doanh nghiệp còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm nay và được trừ đi khoản lỗ của năm trước (nếu có) đã xác định trong quyết toán.
Cơ sở kinh doanh sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.
Yêu cầu và nội dung phấn phối lợi nhuận doanh nghiệp
Việc phân phối lợi nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi nhuận giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải có phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu cầu sản xuất
- Kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn vị mình.
Phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp Nhà nước
Phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp Nhà nước (theo qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước được ban hành kèm theo nghị định 199-2004/CP)
Kế toán lợi nhuận của các DN nhà nước sau khi dùng để bù đắp lỗ năm trước và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);
- Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa;
- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;
- Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.
Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty tự huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài Chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất.
Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ này.
Phần kế toán lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:
– Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;
– Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;
– Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty.
Số phân phối chính thức cho các lĩnh vực trên phải căn cứ vào số lợi nhuận thực tế được xét duyệt (duyệt quyết toán năm).
Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách cũng như cho các lĩnh vực khác, hàng quý, trên cơ sở thực lãi và kế hoạch phân phối, DN tiến hành tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch. Cuối năm (hoặc đầu năm sau), khi quyết toán được duyệt, sẽ điều chỉnh theo số phân phối chính thức.
Các tài khoản kế toán sử dụng trong kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh
Các tài khoản kế toán sử dụng trong kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh là gì và bao gồm những tài khoản nào?
Các tài khoản kế toán sử dụng trong kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh là gì và bao gồm những tài khoản nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Hạch toán chuyên sâu tài khoản 911
1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
- Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
- Nợ TK 711 – Thu nhập khác.
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 635 – Chi phí tài chính.
- Có TK 811 – Chi phí khác.
5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhư
- Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:
a) Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
b) Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:
- Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 641 – Chi phí bán hàng.
8. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
9. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
10. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phố.
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quý) thì các bút toán (từ 1 đến 10) được ghi chép cho kỳ kế toán quý
II. Hạch toán chuyên sâu tài khoản 421
1. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển kết quả từ hoạt động kinh doanh:
a) Trường hợp lãi, ghi:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4212).
b) Trường hợp lỗ, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4212)
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
2. Trong năm tài chính doanh nghiệp quyết định tạm trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả)
3. Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số cổ tức của cổ phiếu ưu đãi phải trả cho các cổ đông có cổ phiếu ưu đãi, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
- Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
- Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).
4. Khi có quyết định hoặc thông báo xác định cổ tức và lợi nhuận vòn phải trả cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
5. Khi chi tiền trả cổ tức và lợi nhuận cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
- Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).
6. Trong năm, khi tạm trích quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính.
7. Trong năm khi tạm trích quỹ đầu tư phát triển từ kết quả hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển.
8. Trong năm, khi tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
9. Cuối năm, kế toán tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
- Có TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính
- Có TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
10. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
11. Số lợi nhuận phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
12. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi:
- Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
- Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
13. Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh được đơn vị cấp trên cấp bù, ghi:
- Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
- Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
14. Phải cấp cho đơn vị cấp dưới số lỗ sản xuất, kinh doanh, ghi:
- Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
15. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
a) Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
- Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
- Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
b) Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
- Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
- Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
III. Hạch toán chuyên sâu tài khoản 821
Bên Nợ:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
Số thuế thu nhập daonh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”;
Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
IV. Hạch toán chuyên sâu tài khoản 347
Cuối năm, căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
1. Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
- Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
2. Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
- Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
V. Hạch toán chuyên sâu tài khoản 243
1. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm > tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm => Chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
- Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
2. Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm < tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm => Chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập hoãn lại:
- Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là phương pháp vô cùng quan trọng trong việc xác định chi phí thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
Phần này sẽ cung cấp thông tin liên quan đến ghi chép chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như cách kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, cách lập bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và lập bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
Ghi chép chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” trong phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Theo thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Tài chính, bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp không thể thiếu đối với phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bảng này để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm và xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các năm trước.
Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Theo thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Tài chính, cuối năm tài chính, kế toán lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05) làm căn cứ ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên báo cáo tài chính.
Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại là bảng tổng hợp để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm và là phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được xếp vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ:
- Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 632- Giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí tài chính trong kỳ:
- Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 635- Chi phí tài chính
Phân bổ, kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ:
- Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 641- Chi phí bán hàng
- Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí khác:
- Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 811- Chi phí khác
Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
- Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Nợ TK 512- Doanh thu nội bộ
- Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ:
- Nợ TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển thu nhập khác trong kỳ:
- Nợ TK 711- Thu nhập khác
- Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh
– Cho phép theo dõi được doanh số bán hàng theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng; theo nhân viên, cửa hàng, từng bộ phận kinh doanh, chi nhánh hoặc toàn công ty; theo từng khách hàng, nhóm khách hàng; Xem Báo cáo lãi lỗ theo từng đơn đặt hàng, hợp đồng…
– Kết nối trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử: Cho phép xuất HĐĐT ngay trên phần mềm kế toán; Ký số lên HĐĐT không cần USB token và Tự động hạch toán doanh thu
– Tự động cảnh báo tình trạng của Khách hàng như: Đang hoạt động, Ngừng hoạt động…giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ.
– Tự động kết chuyển lãi lỗ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây