Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người.
>> Công việc kế toán phải làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm
>> Kế toán kho là gì và những công việc kế toán kho phải làm
Kế toán tài chính là gì?
Các khái niệm về kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính
- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Những đối tượng có lợi ích trực tiếp
- Những đối tượng có lợi ích gián tiếp.
Nội dung và yêu cầu của kế toán tài chính
Đối tượng của kế toán trong mọi loại hình doanh nghiệp với các lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu khác nhau đều là tài sản, sự vận động của tài sản vànhững quan hệ có tính pháp lý trong quá trình hoạt động SXKD.
Trong quá trình hoạt động SXKD, sự vận động của tài sản hình thành nên các nghiệp vụ kinh tế tài chính rất phong phú, đa dạng với nội dung, mức độ, tính chất phức tạp khác nhau. Điều này, đòi hỏi kế toán phản ánh, ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực và những phương pháp khoa học của kế toán tài chính.
Nội dung của kế toán tài chính
Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đa dạng, khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm hình thành và sự vận động của tài sản cũng như nội dung, tính chất cùng loại của các nghiệp vụ kinh tế – tài chính, toàn bộ công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu;
- Kế toán vật tư hàng hoá;
- Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn;
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương;
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
- Kết quả bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả;
- Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu;
- Lập hệ thống báo cáo tài chính.
Những nội dung trên của kế toán tài chính được Nhà nước quy định thống nhất từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh, cũng như nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ sách kế toán tổng hợp và việc lập hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điều hành, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn bộ nền KTQD.
Các nội dung kế toán nêu trên được nhìn nhận trong mối quan hệ chặt chẽ với quá trình ghi sổ kế toán theo qúa trình hoạt động SXKD và tái sản xuất ở các doanh nghiệp. Còn chương II của luật Kế toán lại quy định nội dung công tác kế toán bao gồm:
- Chứng từ kế toán
- Tài khoản kế toán và sổ kế toán
- Báo cáo tài chính
- Kiểm tra kế toán
- Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Yêu cầu của kế toán tài chính
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng, kế toánphải đảm bảo được những yêu cầu quy định tại điều 6 Luật kế toán, gồm 6 yêu cầu sau:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục
- Phân loại, xắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ thống.
Nội dung của điều 6 Luật Kế toán cũng thể hiện về các yêu cầu cơ bản của kế toán quy định tại CMKTVN số 01 “Chuẩn mực chung“ đó là: trung thực, khách quan; đầy đủ; kịp thời; dễ hiểu và có thể so sánh được.
Nhiệm vụ kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Trong các tài liệu, sách kinh tế có thể gặp những định nghĩa, nhận thức về kế toán ở những phạm vi, góc độ khác nhau.
Giáo sư, tiến sỹ Robet Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi tiếng của trường Đại học Harward của Mỹ cho rằng
“ Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”.
Giáo sư, tiến sỹ Grene Allen Gohlke của Viện đại học Wisconsin lại định nghĩa lại định nghĩa:
“Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban Giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế”.
Trong cuốn sách “Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronnanld.j.Thacker nêu quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý.
Theo Ronald.j.Thacker
“Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”.
Điều 5 luật Kế toán quy định các nhiệm vụ của kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các nhiệm vụ quy định cho kế toán nói chung, KTTC doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng, yêu cầu của KTTC trong doanh nghiệp.
Qua những điều phân tích trên đây, ta thấy mục đích của kế toán tài chính là thu thập xử lý, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau, với mục đích khác nhau, để ra được các quyết định quản lý phù hợp.
Điều này nói lên vai trò quan trọng của kế toán tài chính trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô của Nhà nước.
Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISASME.NET phiên bản mới nhất, anh chị kế toán click TẠI ĐÂY