Kiến thức Đãi ngộ Tạo niềm vui cho nhân viên trong bối cảnh khủng hoảng kinh...

Tạo niềm vui cho nhân viên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các công ty tại Australia đang phải nỗ lực hết sức để có lợi nhuận cao hơn và “lời giải” cho bài toán khó này, theo lời khuyên của các chuyên gia, chính là hãy tạo thêm “niềm vui” cho nhân viên.

Tiến sỹ tâm lý Timothy Sharp, người đang tham gia giảng dạy tại khoa kinh doanh thuộc Trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS), đã đặt ra một câu hỏi đầy thú vị: “Theo bạn, ai sẽ là người làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn, một người hạnh phúc hay một kẻ tuyệt vọng?”

Xuất phát từ câu hỏi trên, ông đã đưa ra gợi ý đối với lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp và coi đó là khẩu hiệu chung đối với họ trong thời buổi khủng hoảng hiện nay.

Theo tiến sĩ Timothy Sharp, hạnh phúc trong công việc đồng hành cùng năng suất và lợi nhuận có được. Bên cạnh đó, ông cho rằng các “ông chủ” cũng cần phải thực sự quan tâm hơn tới “niềm vui” của các nhân viên dưới quyền.

Chuyên gia tâm lý hàng đầu, đồng thời là người thành lập Viện Hạnh phúc, khẳng định các nhân viên cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn trong một môi trường “trong sạch và rõ ràng”, trong đó bao gồm những phần việc mà họ phải thực hiện.

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến phản ánh cho rằng họ không được biết rõ công việc phải làm như thế nào, lãnh đạo công ty kỳ vọng gì ở họ và họ không được thông báo trước khi mọi việc thay đổi.

Chính vì vậy, theo ông Sharp, mỗi nhân viên cần phải hiểu rõ những cơ hội mà họ có thể được hưởng nhằm “loại bỏ” những ức chế trong môi trường làm việc, đồng thời họ phải thấy được thành quả lao động của mình và đây sẽ là động lực nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống của mọi người.

Hiện nay, nhiều công ty hiện đại đang nỗ lực tăng cường “niềm vui” bằng cách chăm lo “đời sống vật lý và tâm lý” cho nhân viên của họ thông qua các hoạt động thể thao, và đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong khi làm việc và với cách tiếp cận tích cực, đơn giản và hiệu quả này sẽ là mô hình để các công ty khác có thể áp dụng.

Tuy nhiên, tiến sỹ Sharp cũng có lời khuyên cho các nhân viên rằng “không ai ép buộc bạn phải làm việc, đó là sự lựa chọn của bạn và bạn phải quyết định cách thức làm việc như thế nào. Bạn không chỉ đơn giản đi tới đi lui tại nơi làm việc, mà quan trọng hơn đó chính là thái độ của bạn đối với công việc”./.

Theo Tuấn Anh / Vietnam+ / Sydney

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không