Có 1 cuộc thí nghiệm diễn ra tại Ấn Độ: có 2 tình nguyện viên không biết nhau trước đây, họ được cho thông tin rằng sẽ được chơi 1 trò chơi mà tổng số tiền dành được là 1000 USD. Trước khi chơi, họ được học luật chơi.
Trò chơi bắt đầu với đồng xu được ném để xác định ai là người chơi A và ai là người chơi B.
Người chơi A có trách nhiệm chia 1000 USD cho anh ta và người chơi. Khi người chơi A đưa ra đề xuất xhia, người chơi B sẽ có quyền chấp nhận hay từ chối nó.
Nếu người B chấp nhận, cả 2 người chơi sẽ được trả theo đề nghị của A. Nếu người B từ chối, cả 2 người sẽ phải đi ra cuộc chơi. Nếu người B từ chối, thì cả 2 người A và B sẽ dừng cuộc chơi mà không được gì và cuộc chơi kết thúc.
Nếu bạn là người chơi và rơi vào tình huống này, nếu bạn là người A, bạn sẽ chia như thế nào, nếu là người B, bạn sẽ nhận hay từ chối?
Lẽ rất tự nhiên, thì trong trường hợp này người ta muốn tối ưu hóa lợi ích. Nếu vậy người A sẽ chia 1000 USD thành 2 phần 1 phần là 900 USD cho mình còn lại 100USD cho B và B buộc phải nhận vì không nhận sẽ không có gì.
Tuy nhiên thực nghiệm lại rất khác tất cả các trường hợp người A đưa ra nếu có lợi cho mình người B đều từ chối dù là 600:400. Và đặc biệt hơn nữa là không có trường hợp nào người A chia cho người B nhiều hơn. Tất cả các khoản chia được chấp nhận khi tỉ lệ chia là 50:50.
Vậy bài học rút ra ở đây là gì?
Con người ai cũng muốn công bằng và không ai muốn người khác hơn mình. Trong quản lý nhân sự cũng vậy, khi bạn quyết định mức lương cho một cá nhân phải xem nhóm của họ như thế nào. Nếu bạn quyết định lương không công bằng thì rất có thể xảy ra mâu thuẫn nội bộ.
Mọi người thích được công bằng hơn là được lương cao.
Theo Quantri.vn
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông