Kiến thức Đãi ngộ Vì sao khó lãnh bảo hiểm thất nghiệp?

Vì sao khó lãnh bảo hiểm thất nghiệp?

4
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamChính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã được thực hiện hơn hai năm song còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho người lao động (NLĐ). Ông Phạm Minh Thành – Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai, đề xuất hướng xử lý trong chính sách BHTN.

Tại Đồng Nai, số người tham gia BHTN trong năm 2010 là 493.528 người trong tổng số 516.344 người đóng BHXH bắt buộc. Trong hai tháng đầu năm 2011, có 25.403 người đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL), trong đó số người nộp hồ sơ hưởng BHTN là 18.883 người với tổng số tiền phải chi trả là trên 54,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện BHTN còn quá nhiều bất cập, cần sửa đổi:

Thiếu công bằng giữa các đối tượng tham gia BHTN: Luật BHXH quy định, các đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHTN phải có từ 10 NLĐ trở lên. Điều này chưa thể hiện sự công bằng trong chính sách đối với đơn vị có chín NLĐ và những NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp (DN) nhỏ (dễ mất việc hơn các DN vừa và lớn).

Mặt khác, đây là điều kiện nảy sinh hiện tượng lách luật, trốn đóng BHTN của các đơn vị (khai giảm NLĐ), gây ra việc đánh giá tỷ lệ tham gia BHTN không chính xác. Vì thế, cần quy định tất cả các đơn vị, cá nhân có thuê mướn NLĐ làm việc thường xuyên đều được tham gia BHTN.
Vi sao kho lanh bao hiem that nghiep

NLĐ đăng ký hưởng BHTN

Cào bằng mức hưởng: Luật BHXH quy định điều kiện giới hạn khoảng thời gian đóng BHTN rộng, nhưng mức hưởng trợ cấp lại hẹp. NLĐ đóng vào quỹ BHTN đủ 12 tháng đến 36 tháng đều được hưởng ba tháng trợ cấp. Quy định này làm cho NLĐ sau một năm làm việc, tìm cách nghỉ việc tạm thời, đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp.

Do vậy, cần sửa đổi thời gian đóng và thời gian hưởng. Ví dụ, đóng đủ 12 tháng khi mất việc được hưởng ba tháng trợ cấp thì đóng đủ 24 tháng được hưởng bốn tháng, đóng đủ 36 tháng được hưởng năm tháng…

Cần xử lý trách nhiệm cụ thể: Hiện nay chưa có quy định rõ trách nhiệm và mức bồi thường đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng các chế độ BHTN. Chẳng hạn DN nợ BHXH nên việc chốt sổ BHXH cho NLĐ không được thực hiện hoặc không kịp thời dẫn đến quá thời hạn được hưởng trợ cấp. Do đó, phải quy định cụ thể việc xử lý vi phạm của các bên liên quan.

Quy trình thực hiện chi trả trợ cấp BHTN còn quá lòng vòng và phức tạp: Vì vậy, nên tập trung một đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiến hành chi trả trợ cấp thất nghiệp ngay tại TTGTVL. Hàng tháng nơi này tập hợp kinh phí chi trả, quyết toán tài chính với ngành BHXH, thì NLĐ không phải đi lòng vòng.

Tuy nhiên, nhược điểm là năng lực và nhân lực hiện nay của hệ thống này còn non yếu. Chẳng hạn, tỉnh Đồng Nai mới chỉ có bốn điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp, NLĐ đi lại khai báo (chưa tìm được việc làm và nhận tiền trợ cấp của tháng thứ hai) sẽ khó khăn. Nếu mở rộng mạng lưới này trên khắp địa bàn toàn tỉnh sẽ phải xây dựng một đội ngũ viên chức mới cồng kềnh, tốn kém.

Phương án khác là tập trung đầu mối tiếp nhận, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp cho cơ quan BHXH. Với cách này, NLĐ chỉ một lần đến cơ quan BHXH đăng ký thất nghiệp và lần thứ hai đến nhận tiền trợ cấp, đồng thời nhận luôn thẻ BHYT và giấy giới thiệu đến TTGTVL đăng ký học nghề, tư vấn tìm việc làm mới.

Từ lần hưởng trợ cấp tháng thứ hai trở đi, NLĐ được nhận tại BHXH cấp huyện hoặc tại xã, phường nơi họ đang sinh sống. Cơ quan BHXH là đơn vị trực tiếp thu nên việc xác nhận quá trình đóng BHTN và ban hành quyết định hưởng trợ cấp sẽ thuận lợi hơn (tương tự như quyết định hưởng chế độ hưu trí, chế độ BHXH một lần).

Ngành BHXH hiện đang có một hệ thống chi trả lương hưu tại huyện và cấp xã, hệ thống chi trả này đã đi vào nền nếp, các cán bộ chi trả có kinh nghiệm nhiều năm nên rất thuận tiện.

Theo PNO

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không