Có 4 điểm quan trọng giúp bạn tránh khỏi việc bị kiện cáo và làm tổn hại danh tiếng của công ty. Sa thải nhân viên không bao giờ là một điều dễ dàng. Có 3 điều quan trọng bạn phải nắm vững khi muốn sa thải một ai đó: luật pháp, vấn đề tâm lý học và xã hội học. Các yếu tố hợp pháp là lý do chính để ông chủ đưa ra quyết định một cách dứt khoát. Còn các yếu tố tâm lý học khiến cho nhân viên bị sa thải sau khi rời đi có thể sẽ không kể xấu về công ty bạn. Yếu tố xã hội học giúp họ liên kết tốt hơn với thế giới bên ngoài. Sau đây là 4 điều bạn nên ghi nhớ khi muốn sa thải một nhân viên nào đó:
1. Khách quan
Đừng để cảm xúc bộc lộ quá nhiều ở môi trường công sở. Mọi hành động, thái độ khắt khe đối với bất kì cá nhân nào trong tổ chức đều tạo ra những tiền lệ không tốt. Không ai có quyền hạn chung sa thải nhân viên mà không có văn bản chính thức. Khi thảo luận về vấn đề nguyên tắc, nên gặp mặt trực tiếp, gặp riêng và có thái độ nghiêm túc, bạn nên dựa vào các bằng chứng thực tế chứ không dựa vào cảm tính cá nhân. Bạn cũng nên có thời gian xem xét sự việc và tư vấn ý kiến tham khảo nếu cần thiết.
2. Tạo cầu nối cho tương lai
Việc này rất quan trọng đối với mọi công ty để bảo vệ danh tiếng của họ khi sa thải nhân viên. Những nhân viên cũ có thể là nguồn cung cấp nhân lực, khách hàng trong tương lai cho bạn mà họ còn có tầm ảnh hưởng đến những nhân viên mới. Một nhân viên bị sa thải có thể hiểu họ đã không có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp trong quá trình làm việc, hoặc đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng hãy cố gắng để họ ra đi với một niềm kiêu hãnh không bị sứt mẻ.
3. Xem kĩ lại hồ sơ và giấy tờ cần thiết
Lưu lại bất cứ tài liệu nào liên quan đến việc thi hành kỷ luật. Nếu phải ra toà thì lý do tại sao bạn lại đưa ra qyết định này mà không đưa ra quyết định kia là rất quan trọng. Bạn có thể lưu bằng văn bản danh sách ghi ngày các cuộc họp, khoá đào tạo, cảnh cáo và xem xét hiệu quả công việc. Nên yêu cầu nhân viên ký xác nhận vào các văn bản để chứng nhận rằng họ hiểu bản chất của các hình phạt. Nên lưu lại biên bản hoặc các tài liệu có liên quan kể từ khi bắt đầu xử lý vụ việc đó.
Các công ty nên cân nhắc những yêu cầu của nhân viên bị sa thải bởi bất kì sự cam kết nào đang còn hiệu lực đều ảnh hưởng đến việc duy trì, đảm bảo bí mật cho các công việc kinh doanh.
4. Nhận ra những bài học
Dù bạn có thể nghĩ mình đã giải quyết việc sa thải một ai đó tốt đẹp nhưng nhân viên đó có thể lại không nhận thức được như thế. Hãy nói chuyện với các nhân viên khác và người giám sát để biết rõ suy nghĩ và cảm giác của họ về cách giải quyết của công ty. Có nhiều bài học bạn cần suy ngẫm từ việc sa thải một nhân viên nào đó bởi việc này hoàn toàn có thể lặp lại trong tương lai.
Theo Nguoilanhdao
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông