Kiến thức Đào tạo Những “kỹ năng mềm” nên tránh

Những “kỹ năng mềm” nên tránh

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamKỹ năng mềm thì rất quan trọng, nhất là trong môi trường doanh nghiệp. Có những kỹ năng khác quan trọng không kém. Nhưng thay vì học và hành, những kỹ năng này không cần học vì nó có một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề là người sở hữu nó lại tìm mọi cách để không sở hữu nó.Thử coi bạn có đang là chủ nhân của những kỹ năng này không nhé.
1. Thọc gậy bánh xe
Đôi khi, mối quan hệ giữa những đồng nghiệp văn phòng không mặn mà cho lắm. Sự khác nhau trong suy nghĩ về công việc thường xảy ra.
Thông thường, mọi người sẽ cố gắng giữ yên lặng và “hòa khí” theo văn hóa phương Đông kín đáo. Kiểu ứng xử này khiến mọi người xung quanh sẽ không biết việc gì đang xảy ra và bản chất thật của vấn đề là như thế nào.
Thế là, bạn cũng như một vài kẻ khác, hùa nhau mỗi người thêm mỗi câu để vấn đề thêm nghiêm trọng. Nào là “tôi thấy nó đang ghen với anh, tôi nghĩ chuyện đó sai rồi…”. Cả hai phía đều có những kẻ “thọc gậy bánh xe” kề bên, hậu quả là từ chỗ mâu thuẫn chỉ trong công việc lại chuyển sang luôn cả chuyện ngoài công việc. Nguy hiểm hơn, có những kẻ “thọc gậy” cả hai phía. Đi với A nói về B, ngược lại, đia B nói về A. Vì thọc gậy cả 2 phía nên thông tin họ đưa ra có vẻ chính xác và nhanh chóng khiến 2 bên sập bẫy.
Nhưng, những kẻ “thọc gậy bánh xe” trước sau gì cũng lộ. Nhất là trong trường hợp 2 phía thực sự không mâu thuẫn trầm trọng như kẻ khác nghĩ. Và, sẽ không có sự tôn trọng nào dành cho những kẻ như thế này.
2. Vạch lá tìm sâu
Cũng là một dạng bạn bè của “Thọc gậy bánh xe”. Nhưng thay vì làm vấn đề trầm trọng hơn, họ lại chỉ dùng một con mắt “xấu xa” để phán xét người khác. Không bao giờ thừa nhận điểm tốt, chỉ thấy mặt “xấu” của người khác chính là thuộc tính của những người “vạch lá tìm sâu”. Đối với họ, bất cứ lúc nào, ở đâu, họ cũng có thể “kể xấu” người khác.
Động cơ của những kẻ này thường là “ghen ăn tức ở”. Bởi vì họ không có năng lực thực sự, nên sợ người khác có năng lực hơn mình. Họ cố tình kéo người khác về cùng đẳng cấp hoặc thấp hơn so với họ. Người khác có làm được gì cũng mặc kệ, chỉ có “cái xấu” là tồn tại thôi.
Tất nhiên, những kẻ “vạch lá tìm sâu” luôn tự “lột truồng’ mình ra trước người đang nghe họ nói. Càng kể xấu, họ càng chứng tỏ “đẳng cấp” của mình mà thôi.
3. Đao to búa lớn
Bạn sẽ thường gặp những người kiểu này khi họ ở gần một sếp nào đó hoặc được tham gia những cuộc họp tương đối quan trọng.
Từ một vài thông tin, họ nhanh chóng lấy đó là tự hào và coi mình là người quan trọng. Trong mỗi câu chuyện với anh em đồng nghiệp, họ thường dùng những thông tin trên để đưa ra những nhận định nghe rất vĩ mô. Để giải quyết một việc be bé, họ cũng dùng cả một “chiến lược” để góp ý. “Chuyện này phải nhìn xa, sắp tới công ty sẽ đổi mới công nghệ, … nên đề nghị mọi người nên như vầy…”. 
Thi thoảng, họ gặp người này tiết lộ một tin “sắp có sự thay đổi về nhân sự”, gặp người khác bật mí “Công ty mình căng quá, không thay đổi là …chết”… Họ biết tuốt mọi việc, và không những biết, họ làm như mình hiểu và có thể đưa ra các giải pháp cho cả công ty…
Cứ như thế, họ thường là người lố bịch trong mắt người khác.
4. Than thân trách phận
Kiểu người này có nhiều nhất ở văn phòng, nhất là người trẻ. Họ là kiểu người buồn rầu, tiêu cực và bi quan. Họ thường là tác nhân gây mệt mỏi cho người khác. Không chỉ cho họ, người kiểu này khiến người khác phí phạm thời gian và không hoàn thành công việc. Họ chỉ biết tìm kiếm những nguyên nhân để đổ lỗi cho công việc chưa tốt hoặc chưa thành công.
Bạn biết đấy, than thân trách phận thì chẳng khi nào thoát ra khỏi tình trạng đó. Thay vì vậy, hãy hành động thôi.
Bạn có những kỹ năng “đáng sợ” này không? Nếu có, đã đến lúc cần thay đổi.

Theo Motibee

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không