Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi doanh nghiệp chủ yếu 2 mảng là thương mại (mua thức ăn từ các công ty sản xuất và bán hàng qua các kênh phân phối), sản xuất (mua nguyên liệu về chế biến, đóng gói và tiêu thụ tại các trang trại, các đại lý). Với những đặc điểm khác nhau, chủ doanh nghiệp lại có những sai sót khác nhau trong việc quản lý tài chính.
I. Đặc điểm trong quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
#Doanh nghiệp Thương mại
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có đặc điểm sau:
– Đóng gói theo nhiều đơn vị tính: Tấn, tạ, bao, kg
– Hàng có nguồn gốc chủ yếu từ nhập từ các đơn vị trong nước, ngoài ra có nhập khẩu nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan… nên cần quản lý nguồn gốc hàng hóa.
– Sản phẩm có thời hạn sử dụng nên cần quản lý theo số lô, HSD
– Sản phẩm được chia thành nhiều loại nên cần quản lý theo nhóm vật tư hàng hóa: Thức ăn đậm đặc, thức ăn tổng hợp, ngô, cám gạo, thức ăn cho gia súc, gia cầm, thức ăn cho thủy sản…
– Sản phẩm được cung cấp bởi nhiều hãng sản xuất khác nhau.
#Doanh nghiệp Sản xuất
– Quản lý nguyên liệu theo 3 nhóm theo quy định như sau: Nông hải sản tươi sống, chất phụ liệu, hương liệu.
– Nguyên liệu có điều kiện bảo quản liên quan đến thời hạn sử dụng
Thành phẩm:
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có đặc điểm sau:
– Thành phẩm được đóng gói và quản lý theo nhiều đơn vị tính: Tấn, tạ, bao, kg (Chủ yếu đóng theo bao loại bao 25kg, 50kg..)
– Sản phẩm có thời hạn sử dụng nên cần quản lý theo lô (Số lô, HSD vật tư nông nghiệp)
– Sản phẩm được phân chia thành nhiều loại: Thức ăn chăn nuôi cho gia cầm; Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, sản phẩm chế biến từ vật tư nông nghiệp…
– Số lượng sản phẩm nhiều: Có thể >1000.
II. Những sai lầm trong quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
#Doanh nghiệp Thương mại
Thứ nhất, không quản lý được hàng hóa theo số lô, hạn dùng
Không quản lý được tồn kho hàng hóa theo số lô, hạn dùng dẫn đến bị thiệt hại do phải tiêu hủy hàng hóa quá hạn
Thứ hai, không quản lý được tuổi nợ và hạn nợ
Không quản lý tuổi nợ và hạn nợ để đốc thúc thu hồi công nợ dẫn đến bị chiếm dụng vốn, phát sinh chi phí trích lập dự phòng
Thứ ba, khó khăn trong việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu
Khó khăn trong việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau (Đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng), mặt hàng khác nhau có thể gây thất thoát cho công ty, mất uy tín với KH.
Thứ tư, doanh nghiệp chưa nắm kịp thời doanh số
Doanh nghiệp chưa nắm kịp thời doanh số theo từng nhân viên kinh doanh để có chính sách khen thưởng động viên kịp thời dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng kênh phân phối
Không nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng kênh phân phối, mặt hàng, thị trường dẫn đến không biết kênh nào, mặt hàng nào, thị trường nào kinh doanh tốt hay kém để có kế hoạch nhập hàng và đưa ra chính sách bán hàng, marketing phù hợp dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh
#Doanh nghiệp Sản xuất
Thứ nhất, không nắm bắt kịp thời lãi lỗ theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm
Không nắm bắt kịp thời doanh thu lãi lỗ theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm dẫn đến không biết được nhóm nào bán chạy nhóm nào không để đưa ra các chiến lược kinh doanh kịp thời
Thứ hai, không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu
Không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, chưa nắm bắt kịp thời doanh số theo từng nhân viên kinh doanh
Doanh nghiệp chưa nắm kịp thời doanh số theo từng nhân viên kinh doanh để có chính sách khen thưởng động viên kịp thời dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh
Thứ tư, doanh nghiệp không quản lý được số lô hạn dùng của NVL
Không quản lý được số lô hạn dùng của NVL, thành phẩm dẫn đến thiệt hại do tiêu hủy hàng quá hạn
Thứ năm, khó khăn trong việc quản lý chính sách giá
Khó khăn trong việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau (Đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng), mặt hàng khác nhau có thể gây thất thoát cho công ty, mất uy tín với KH.
Thứ sáu, không nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng kênh phân phối
Không nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng kênh phân phối, mặt hàng, thị trường dẫn đến không biết kênh nào, mặt hàng nào, thị trường nào kinh doanh tốt hay kém để có kế hoạch sản xuất, bán hàng phù hợp.
Thứ bảy, không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu
Nhiều DN không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của nguyên vật liệu để có kế hoạch nhập hàng dẫn đến đình trệ sản xuất. Đặc biệt là những NVL hiếm, theo mùa vụ
Không quản lý tuổi nợ và hạn nợ để đốc thúc thu hồi công nợ dẫn đến bị chiếm dụng vốn, phát sinh chi phí trích lập dự phòng.
III. Giải pháp quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp cho doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi
Để quản lý hiệu quả tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn chuyển đổi từ hình thức quản lý tài chính kế toán công cụ ngoài (Excel, GG sheet) sang quản lý tài chính theo quy trình quản lý bằng phần mềm. Việc sử dụng công cụ bằng phần mềm giúp kế toán doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi dễ dàng thực hiện công việc, nâng cao nghiệp vụ.
Quản lý tài chính kế toán bằng quy trình ngoài
Quản lý bằng phần mềm
Với phương pháp quản lý bằng quy trình ngoài chủ doanh nghiệp doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi gần như rất khó nhìn được báo cáo trực quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng tổng hợp báo cáo chậm khiến doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính kế toán.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc quản lý doanh thu, công nợ, hạn nợ do số liệu tổng hợp lâu và sai lệch so với thực tế gây ra việc thất thoát.
Với phương pháp quản lý bằng phần mềm kế toán, chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được cách thức quản lý của mình, linh động trong việc báo cáo và quản lý các mã nguyên vật liệu, dễ dàng tổng hợp, báo cáo và tính chi phí.
Cho phép theo dõi, báo cáo doanh thu theo cả nhân viên bán hàng
Tự động thống kê lên các báo cáo công nợ theo tuổi nợ và hạn nợ từ đó thu hồi công nợ kịp thời
Thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng
Thêm vào đó, phần mềm hiện nay đang được nhiều chủ doanh nghiệp ưa chuộng do có thể xem dễ dàng tổng hợp, báo cáo doanh thu, chi phí, công nợ… trên mobile.
Phần mềm kế toán MISA hiện đã và đang đáp ứng cho hơn 200.000 doanh nghiệp trong đó có nhiều khách hàng trong lĩnh vực thực phẩm mảng thương mại, mảng sản xuất. Phần mềm kế toán MISA phù hợp với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi do:
Khi nhập kho sẽ có giao diện để KH nhập số lô và hạn dùng, khi xuất kho cũng cho phép KH chọn lô mà KH muốn xuất kho. Cung cấp báo cáo hàng hóa sắp hết hạn để xử lý kịp thời, tránh tổn thất.
Khi KT lập chứng từ bán hàng, cho phép khai báo hạn thanh toán, PM sẽ tự động thống kê lên các báo cáo công nợ theo tuổi nợ và hạn nợ từ đó thu hồi công nợ kịp thời.
Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại link dưới đây: