Kiến thức Kế toán công ty may mặc và những khó khăn đang gặp...

Kế toán công ty may mặc và những khó khăn đang gặp phải

2360

Với đặc thù hàng hóa được chia thành nhiều nhóm hàng, nhiều mẫu mã khác nhau khiến kế toán công ty may mặc gặp không ít những bất cập trong công tác theo dõi, quản lý tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

I. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực may mặc

1. Doanh nghiệp thương mại lĩnh vực may mặc

  • Quản lý kho

+ Quản lý hàng hóa tồn kho đối với các sản phẩm may mặc theo mã quy cách (màu sắc, kích cỡ, ,..)
+ Sản phẩm được phân chia thành nhiều nhóm hàng: mặt hàng mùa đông, mặt hàng mùa hè, hàng thu – đông với nhiều loại hàng hóa khác nhau như áo, quần, tất…
+ Thông thường, các doanh nghiệp thực hiện công tác phân phối hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng

  •  Mua hàng

Hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italia… do đó doanh nghiệp cần quản lý được nguồn gốc của hàng hóa nhập về

  • Bán hàng

Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực may mặc thường tiến hành phân phối hàng hóa thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau, có thể kể đến một số kênh bán hàng chính như:
+ Bán lẻ ở cửa hàng, chuỗi cửa hàng
+ Bán cho các đại lý
+ Kênh bán hàng online: sàn thương mại điện tử, facebook, afiliate..

Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp thương mại may mặc cũng cần quản lý được doanh thu, chi phí và chính sách giá bán cho từng loại sản phẩm để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tránh tình trạng tồn kho hàng hóa.

2. Doanh nghiệp sản xuất may mặc

Các doanh nghiệp sản xuất may mặc thường sản xuất theo hình thức là đơn vị nhận sản xuất theo đơn hàng của khách hàng (FOB) hoặc đơn vị nhận gia công theo đơn hàng của khách hàng (sẽ được cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu)

  • Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt theo dây truyền, nhiều công đoạn:

Bước 1: Thiết kế rập trong may mặc: Có 2 loại
+ Rập tay: Là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng thước, kéo, bút, giấy cứng và công thức chuẩn để phác họa ra bản mẫu gốc dựa vào form châu Âu, châu Á, hay Việt Nam.
+ Rập máy: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Gerber, Optitex, …
Bước 2: Trải vải và cắt tạo sản phẩm
Bước 3: Đưa vào các công đoạn may của từng bộ phận may hoặc thuê gia công (VD: may thân, tay áo, ép cổ, thêu,…)
Sau đó may ghép các chi tiết
Bước 4: Là ủi sản phẩm, đóng gói
Bước 5: Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể

  • Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Bước 1: Nhận đơn đặt hàng từ khách hàng & lập lệnh sản xuất theo đơn hàng
Bước 2: Tiến hành các bước theo quy trình sản xuất tương tự mục 4.1

  • Doanh nghiệp nhận gia công

Nhận nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ phía khách hàng, sau đó tiến hành gia công theo đơn đặt hàng (chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí nhân công gia công và phụ liệu).

kế toán công ty may mặc

2. Những khó khăn kế toán công ty may mặc đang gặp phải trong công tác quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp

  •  Quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, size, chất liệu,….)

Doanh nghiệp lĩnh vực may mặc với đặc thù là sự đa dạng trong các loại hàng hóa, nhiều màu sắc, size số, chất liệu. Chính vì vậy kế toán cần quản lý hàng hóa hiệu quả theo mã quy cách để tránh các thiếu sót, nhầm lẫn xảy ra.

  •  Tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng, các cửa hàng, đại lý

Doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất may mặc cần nắm được tình hình các đơn đặt hàng để tính toán số lượng hàng nhập hay sản xuất, tránh chậm tiến độ giao hàng.

  • Áp dụng chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng, đại lý, mặt hàng

Mặt hàng là các sản phẩm may mặc với số lượng, size, chất liệu…khác nhau nên việc quản lý chính sách giá và chính sách chiết khấu với các nhóm khách hàng, đại lý sẽ khác nhau. Việc không theo dõi và áp dụng chính sách giá đúng sẽ khiến doanh nghiệp có thể bán nhầm giá cho khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của doanh nghiệp.

  • Quản lý chi phí theo từng khoản mục (Quảng cáo, Vận chuyển, Thuê cửa hàng, …)

Các khoản mục chi phí phát sinh như quảng cáo, vận chuyển, thuê cửa hàng… đòi hỏi kế toán các công ty may mặc cần có kế hoạch theo dõi, quản lý hiệu quả để tiết kiệm thời gian và công sức.

  • Quản lý nhập/xuất/tồn hàng hóa gia công

Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt hàng nhập/xuất/tồn hàng hóa gia công sẽ dễ dẫn thất thoát hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

  • Đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu

Nhiều doanh nghiệp không thể đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu, dẫn đến những thất thoát trong hàng hóa cũng như có kế hoạch để nhập nguyên vật liệu phù hợp cho những lần sản xuất sau.

| Đọc thêm: Nghiệp vụ cơ bản kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc

3. Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực may mặc quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực may mặc vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, chất liệu, size…) và  theo dõi tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực may mặc xây dựng hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc cần như:

  • Cho phép quản lý và cung cấp báo cáo tồn kho vật tư hàng hóa chi tiết theo nhiều mã quy cách khác nhau như màu sắc, chất liệu, size…
  • Phần mềm cho phép tổng hợp số lượng hàng hóa từ nhiều đơn đặt hàng của các cửa hàng, đại lý, khách hàng để tiến hành nhập hàng cho phù hợp. Đồng thời cung cấp báo cáo về tình hình đáp ứng các đơn đặt hàng của cửa hàng đại lý, khách hàng (Thống kê số lượng tồn kho và số lượng đặt hàng chưa giao)
  • Cho phép thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này và cho phép xem báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo khoản mục chi phí
  • Cho phép thiết lập, phân loại hàng hóa nhận giữ hộ/gia công. Từ đó cung cấp báo cáo xuất/nhập/tồn kho của hàng giữ hộ/gia công chi tiết theo từng đối tượng khách hàng

Anh chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực may mặc tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực may mặc quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không