Kiến thức Tài chính kế toán Cơ chế Quỹ dự phòng tài chính

Cơ chế Quỹ dự phòng tài chính

1785
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamThủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định về việc thực hiện Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính.
NHNN thực hiện trích từ chênh lệc thu, chi hằng năm để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính. Ảnh minh họa, nguồn internet. 

Rủ ro do kiểm định chất lượng vàng, giá vàng được bù đăp tổn thất
Quy định về Chế độ tài chính của NHNN Việt Nam ban hành theo Quyết định 07/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước. NHNN không phải nộp thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
Theo đó, NHNN được quản lý và sử dụng các loại vốn sau: Vốn pháp định; Tiền phát hành lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước; Vốn đi vay; Vốn khác. Mức vốn pháp định của NHNN là 10.000 tỷ đồng.
NHNN được lập khoản dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu chi chưa bao gồm các khoản chi dự phòng rủi ro. Khoản dự phòng rủi do được sử dụng bù đắp các khoản tổn thất hoặc coi như tổn thát trong hoạt động của NHNN, gồm: tổn thất phát sinh từ hoạt động tín dụng; Tổn thất trong hoạt động thanh toán và ngân quỹ; Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng.
Cụ thể, rủi ro do có tổn thất về tiền, vàng và giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng; Rủi ro do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế, rủi ro trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng…

Quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% vốn pháp định của NHNN
Theo Quyết định trên, NHNN thực hiện trích từ chênh lệc thu, chi hằng năm theo quy định trong Quyết định này để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và Quỹ dự phòng tài chính.
Về Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, số dư thực có của Quỹ không vượt quá một lần mức vốn pháp định của của NHNN. Thống đốc NHNN quyết định sử dụng Quỹ cho các mục đích: Cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp sự cố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng; Cho vay đối với các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để hỗ trợ hệ thống thanh toán trong trường hợp gặp sự cố; Cho vay đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt…

Thủ tướng giao NHNN phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ này.
Với Quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của Quỹ không vượt quá 25% vốn pháp định của NHNN. Quỹ được sử dụng cho mục đích: Bù đắp phần còn lại những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm…; Bù đắp khoản chênh lệch chi phí lớn hơn thu hằng năm do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng Quỹ này.
Chênh lệch thu chi hằng năm của NHNN sau khi trừ phần kinh phí khoán được xử lý như sau: trích lập Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (bằng 20% chênh lệch thu chi hằng năm); trích lập Quỹ dự phòng Tài chính (bằng 10% mức chênh lệch thu chi hằng năm); Đóng góp của các tổ chức quốc tế mà NHNN là đại diện cho Chính phủ Việt Nam; Số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 15-3-2013, các chế độ tài chính quy định tại Quyết định này được thực hiện từ ngày 1-1-2013.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với NHNN hướng dẫn thực hiện Chế độ ban hành trong Quyết định.

Theo Baohaiquan

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không