Kiến thức Tổng hợp từ A -Z kiến thức thuế dành cho giám đốc

Tổng hợp từ A -Z kiến thức thuế dành cho giám đốc

454

Kiến thức thuế dành cho giám đốc là một trong những vấn đề được các lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm, bởi “thuế vừa là chi phí vừa là pháp luật”. Doanh nghiệp cần tiết kiệm các khoản chi phí nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ tuyệt đối pháp luật về thuế. Khác với kế toán phải học trong nhiều năm về các nghiệp vụ kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm các kiến thức căn bản về thuế dưới đây.

1. Vì sao lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm các kiến thức về thuế

Theo quy định của pháp luật, người đại diện theo pháp luật và giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và kiểm soát bộ máy kế toán. Giám đốc không thể nào làm kế toán vì vậy bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng cần đến bộ máy kế toán để quản lý hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp. Thông tin kế toán phải được công bố theo yêu cầu của pháp luật (báo cáo thuế) và của công ty (báo cáo nội bộ).

Thực tế, giám đốc chỉ quan tâm đến vấn đề doanh thu, chỉ phí, lợi nhuận, thuế, thị trường, kỹ thuật, công nghệ…và không phải giám đốc nào cũng có thể nắm bắt và hiểu được những thông tin mà kế toán cung cấp nếu giám đốc đó không có chuyên môn nhất định

Nếu giám đốc không am hiểu các kiến thức về thuế thì không thể nào kiểm tra, giám sát kế toán. Trong trường hợp ký duyệt các chứng từ, lãnh đạo doanh nghiệp cũng không thể xem xét chi tiết cũng như nắm rõ được tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn…của công ty. Điều này khiến doanh nghiệp dễ xảy ra tình trạng, gian lận nếu kế toán không minh bạch các số liệu.

Quy định về Thuế cho doanh nghiệp thì vô cùng rộng và chuyên sâu. Giám đốc chỉ cần trang bị những kiến thức căn bản về thuế để nắm được kế toán của mình lập các Tờ khai thuế, lập các quyết toán thuế có liên quan đến DN như: Thuế giá trị gia tăng (GTGT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)…đã chính xác các số liệu hay chưa?

kiến thức thuế dành cho giám đốc

| Đọc thêm: Giải đáp toàn bộ vướng mắc về quyết toán thuế TNCN năm 2020

2. Nội dung các kiến thức về thuế dành cho giám đốc

2.1. Về thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT được hiểu là khoản chi phải trả tiền cho phần giá trị gia tăng do nhu cầu tiêu dùng để nộp vào ngân sách nhà nước, phần thuế GTGT này sẽ được khấu trừ đối với những người tiêu dùng thứ cấp (Doanh nghiệp mua đi, bán lại), họ trả tiền cho người bán khi nhận hóa đơn GTGT mua hàng và thu lại tiền của người mua khi xuất hóa đơn GTGT bán hàng (Doanh nghiệp chỉ là người thu hộ thuế cho ngân sách Nhà nước) và khi đến người tiêu dùng cuối cùng là người mua lẻ để dùng, thì cá nhân ấy buộc phải chịu thuế GTGT đó.

  • Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế.
  • Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng.
  • Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.

2.2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế là DN.

Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất

+  Thu nhập chịu thuế là doanh thu và thu nhập khác đã trừ đi các chi phí SXKD hợp lệ, hợp lý
+  Thuế suất thuế TNDN là tỷ lệ (%) thuế

  • Chi phí SXKD (hợp lệ, hợp lý và được trừ hay không được trừ) khi tính thuế TNDN và thuế suất (%) thuế TNDN thì DN phải căn cứ vào luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật quy định theo từng thời kỳ.
  • Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập của các DN hoặc cá nhân.

2.3. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế (từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác) của cá nhân trong kỳ tính thuế.

Nói kiểu khác, Thuế TNCN là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước (Thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp)

Thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập sau khi đã giảm rừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập.

Đối tượng nộp thuế TNCN gồm:

  • Cá nhân là công dân VN ở trong nước hoặc đi lao động ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
  • Cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
  • Cá nhân là người nước ngoài làm việc trong các DN, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế TNCN.

2.4. Đọc bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán còn được gọi là “Bảng báo cáo tình hình tài chính”. Nó là một bảng báo cáo quan trọng giúp người đọc (chủ DN, nhà đầu tư, ngân hàng, quản lý thuế…) có thể theo dõi “tình hình sức khỏe” của một công ty, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Bảng cân đối kế toán gồm có 02 phần chính là tài sản và nguồn vốn. Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn (Tài sản = Nguồn vốn).

  • Khoản mục tài sản (bên tay trái bảng) được chia làm hai phần gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
  • Khoản mục nguồn vốn (bên tay phải bảng) gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Kết cấu cơ bản của Bảng cân đối kế toán gồm:

A- TÀI SẢN

  • Tài sản ngắn hạn:

+ Tiền và tương đương tiền.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn.
+ Phải thu ngắn hạn.
+ Hàng tồn kho.
+ Tài sản ngắn hạn khác.

  •  Tài sản dài hạn:

+ Tài sản cố định.
+ Phải thu dài hạn.
+ Đầu tư tài chính dài hạn.
+ Tài sản dài hạn khác.

Lưu ý:

  • Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 12 tháng.
  • Tiền: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của DN tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang chuyển.
  • Tương đương tiền: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng.
  • Các khoản phải thu là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán (còn nợ).
  • Hàng tồn kho là giá trị hàng dự trữ của DN.
  • Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng trên 12 tháng, chúng không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt
  • Tài sản cố định (TK 211, 214) là khoản mục quan trọng của Tài sản dài hạn.

kiến thức thuế dành cho giám đốc

| Đọc thêm: Quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế TNCN năm 2021

B- NGUỒN VỐN

  • Nợ phải trả:

– Nợ phải trả ngắn hạn:
+ Phải trả ngắn hạn.
+ Người mua trả tiền trước.
+ Vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn.
+ Dự phòng phải trả ngắn hạn.

– Nợ phải trả dài hạn:
+ Phải trả dài hạn.
+ Vay, nợ thuê tài chính dài hạn.
+ Dự phòng phải trả dài hạn.

  •  Vốn chủ sở hữu:

+ Vốn góp của chủ sở hữu.
+ Thặng dự vốn cổ phần.
+ Cổ phiếu quỹ.
+ Các quỹ (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ ..)
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Lưu ý:

  • Nợ phải trả (TK 331, 333, 341, …) thể hiện nghĩa vụ tài chính của DN đối với bên ngoài.
    Ví dụ như: Nợ thuế nhà nước, nợ nhà cung cấp, vay nợ tín dụng, nợ lương người lao động, nợ khác…
  • Nợ ngắn hạn là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính mà DN phải thanh toán dưới 12 tháng. Nó bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn, cùng với một phần phải trả ngắn hạn của các khoản vay dài hạn.
  • Nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được phép thanh toán trên 12 tháng.
  • Vốn chủ sở hữu là vốn góp của chủ sở hữu hay vốn cổ phần (TK 411) là số vốn thực tế được góp vào DN

Trong năm tài chính, lợi nhuận sau thuế của DN sẽ được giữ lại thì chúng được thể hiện trên TK 421.

Trên đây là những kiến thức về thuế dành cho giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể hiểu rõ mọi số liệu, báo cáo, tờ khai bộ phận kế toán cung cấp để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời, hiệu quả và chính xác.

Phiên bản mới phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021 tự động lên BCTC, tự động lập tờ khai thuế ,quyết toán thuế TNDN hàng năm và nhắc nhớ các doanh nghiệp hạn kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, môn bài… để tránh bị phạt quá hạn theo nghị định 125/2020/NĐ-CP. Với tính năng này, công việc của kế toán được số hóa hoàn toàn từ việc tự động lên BCTC đến việc tự động phát hiện các sai lệch và hướng dẫn xử lý theo đúng quy định, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, lãnh đạo doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi, kiểm tra và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Lập tờ khai khấu trừ và quyết toán thuế TNCN trên phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021, kế toán không mất công tổng hợp thủ công ở ngoài

Để hỗ trợ cho anh chị kế toán thực hiện quyết toán thuế và lên BCTC năm 2020 dễ dàng, MISA gửi tặng anh chị bộ tài liệu quyết toán thuế năm 2020 dành cho doanh nghiệp, anh chị đăng ký nhận bộ tài liệu tại đây:

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không