Kiến thức Tài chính kế toán MISA SME 2022 R29 – Xây dựng dự toán chi phí công...

MISA SME 2022 R29 – Xây dựng dự toán chi phí công trình cùng hàng loạt tiện ích, báo cáo mới thuận tiện cho người sử dụng

540
R29

MISA chính thức phát hành MISA SME 2022 phiên bản R29. Phiên bản mới nhất của phần mềm kế MISA SME 2022 sẽ tiếp tục được cải tiến nhiều tính năng giúp kế toán nâng cao năng suất. Các tính năng ưu việt của phiên bản R29 có thể được kể đến như sau:

1. Nhập dự toán chi phí công trình theo khoản mục chi phí và theo dõi thực tế so với dự toán

Với các doanh nghiệp xây dựng, trước khi thi công công trình luôn có bước lập dự toán các khoản chi phí sẽ phát sinh. Việc lập dự toán căn cứ vào bản vẽ thi công, các thông số kỹ thuật liên quan và thường bao gồm các khoản chi phí như:

  • Chi phí nhân công (nhân công trực tiếp, nhân công gián tiếp…),
  • Chi phí máy thi công (máy trộn bê tông, máy cẩu, máy khoan, máy cắt,…),
  • Chi phí NVL (NVL trực tiếp, NVL gián tiếp),…..

Giám đốc thường xuyên theo dõi và so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán đang như thế nào để xác định các khoản chi phí ngoài kế hoạch nếu có. Sau đó, doanh nghiệp điều chỉnh lại kế hoạch thi công khi chi phí vượt quá dự toán, làm căn cứ để đưa ra bài học kinh nghiệm và kế hoạch thi công cho các công trình về sau.

Hiện nay khi khai báo thông tin các công trình, kế toán đã có thể khai báo phần dự toán chi phí để có thể lên kế hoạch về các chi phí sẽ chi khi thực hiện xây lắp công trình.

Khi xây dựng dự toán, kế toán sẽ phải xây dựng chi tiết theo từng KMCP để lên kế hoạch chi tiết khi thực hiện. Tuy nhiên, phần mềm chỉ cho phép khai báo tổng số tiền dự toán mà chưa thể khai báo thông tin dự toán theo từng KMCP. Do đó, kế toán vẫn phải mất thời gian theo dõi kế hoạch chi tiết bên ngoài bằng file excel.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, MISA SME 2022 – R29 cho phép lập dự toán chi phí theo từng khoản mục chi phí cho từng công trình để xây dựng kế hoạch triển khai các công trình bằng cách tự nhập liệu hoặc nhập khẩu bằng excel vào phần mềm.

misa r29

Bên cạnh đó, thông qua báo cáo tình hình chi phí thực tế so với dự toán theo công trình, giám đốc doanh nghiệp dễ dàng so sánh giữa dự toán xây dựng công trình và giá trị thực tế thực hiện ngay trong quá trình thi công để có điều chỉnh phù hợp: còn phải chi khoản phí nào để chuẩn bị kinh phí, phần nào bị chi vượt cần kiểm soát lại…

misa r29

Tài liệu tham khảo: https://helpsme.misa.vn/2022/kb/lap-du-toan-chi-phi-cong-trinh/

2. Quản lý mức tối đa nhân viên đóng Đoàn phí công đoàn khi tính lương cho nhân viên

Mức đóng Kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn theo Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:

Kinh phí đóng Công đoàn
(Đơn vị sử dụng lao động đóng)

Đoàn phí Công đoàn
(Người lao động đóng)

Đối tượng Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
Lưu ý: Đối với các tổ chức, cơ quan…không thành lập Công đoàn cơ sở vẫn phải đóng Kinh phí công đoàn
Người lao động là đoàn viên tham gia tổ chức công đoàn
Lưu ý: Chủ doanh nghiệp (Chủ tích HĐQT, Tổng giám đốc, P.Tổng giám đốc, Giám đốc, người nước ngoài,…) không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
Mức đóng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ
Quy tiền lương: Là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
1% mức tiền lương tham gia BHXH của mỗi NLĐ.
Mức tối đa là 10% lương cơ sở

Lưu ý:
-Đối với đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở thì NLĐ không đóng Đoàn phí công đoàn
-Đoàn viên Công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không cần đóng đoàn phí.
Đoàn viên Công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 1 tháng trở lên trong thời gian đó không đóng đoàn phí công đoàn

Do vậy, mức đóng đoàn phí công đoàn tối đa là 149.000 đồng/tháng. Hiện nay phần mềm chưa cho thiết lập mức đóng Đoàn phí công đoàn tối đa.

Vì vậy, từ phiên bản R29, chương trình cho phép người dùng quản lý được mức tối đa đóng Đoàn phí công đoàn để khi mức đóng 1% theo lương BH mà vượt quá mức tối đa thì sẽ tự động ghi nhận theo mức tối đa.

misa r29

Tài liệu hướng dẫn: https://helpsme.misa.vn/2022/kb/html_20010000/

3. Báo cáo Tình hình đặt và giao nhận hàng theo báo giá để để kịp thời theo dõi, đưa ra các phương án nhằm tăng năng suất bán hàng

Khi khách hàng có nhu cầu, nhân viên kinh doanh căn cứ vào số lượng khách hàng cần mua để lập báo giá. Sau đó là lập đơn đặt hàng khi hai bên đồng thuận giá bán.

Hàng tháng, giám đốc sẽ theo dõi tình hình đặt hàng và giao nhận hàng của từng báo giá để nắm được trong tháng có những báo giá nào chưa được đặt hàng, báo giá nào đã đặt hàng nhưng chưa đặt hết số lượng như báo giá, hay đơn đặt hàng nào đã giao hết, đơn đặt hàng nào chưa giao hết…Từ đó kịp thời tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không đặt hàng, rút ra bài học kinh nghiệm và tăng năng suất bán hàng.

Tuy nhiên, hiện chương trình chưa có báo cáo nào cùng lúc thể hiện được tất cả các nội dung trên nên kế toán tạm thời phải theo dõi thủ công ngoài excel để cung cấp cho giám đốc ngay khi cần. Việc này khiến kế toán vừa mất thời gian, vừa dễ nhầm lẫn, thiếu sót.

Vậy nên từ phiên bản R29, phần mềm đã bổ sung thêm báo cáo “Tình hình đặt và giao nhận hàng theo báo giá” trong nhóm Báo cáo\Bán hàng.

Báo cáo này phản ánh chi tiết số lượng hàng đã đặt và giao nhận hàng theo từng báo giá và đơn đặt hàng lập từ báo giá trong tháng để kịp thời theo dõi, đưa ra các phương án giúp tăng năng suất bán hàng.

misa r29

Tài liệu tham khảo: https://helpsme.misa.vn/2022/kb/html-35070000/

4. Báo cáo phân tích: Bảng cân đối tài khoản theo nhiều chi nhánh, theo thời gian để dễ dàng so sánh, kiểm tra số liệu phát sinh của các tài khoản

Với dữ liệu doanh nghiệp đa chi nhánh, để kiểm tra số liệu bảng cân đối tài khoản phát sinh trong kỳ, kế toán trưởng thường kiểm tra số liệu báo cáo theo từng chi nhánh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán của các chi nhánh đã đúng thì kế toán trưởng sẽ tiến hành lập báo bảng cân đối tài khoản cho tổng công ty.

Tuy nhiên trên phần mềm hiện tại, kế toán chỉ có thể xem bảng cân đối tài khoản của tổng công ty và tất cả các chi nhánh, hoặc xem theo từng chi nhánh gây mất thời gian công sức.

Hoặc, kế toán trưởng có nhu cầu xem báo cáo Bảng cân đối tài khoản theo từng khoảng thời gian để so sánh số liệu phát sinh của các tài khoản giữa các kỳ để xem xét biến động phù hợp, đồng thời giải trình số liệu với Giám đốc.

Tuy nhiên, chương trình chỉ đáp ứng mẫu bảng cân đối tài khoản có tùy chọn theo khoảng thời gian. Vì vậy, mỗi khi cần so sánh số liệu giữa các tháng/quý trong năm kế toán thường phải mấy nhiều thời gian xuất dữ liệu ra excel theo từng khoảng thời gian, sau đó ghép các cột lại để so sánh.

Để giải quyết vấn đề này, từ phiên bản R29 trở đi, chương trình bổ sung thêm 2 báo cáo cung cấp số liệu liên quan tới các tài khoản hạch toán phát sinh theo nhiều chi nhánh hoặc theo khoảng thời gian:

  • Bảng cân đối tài khoản theo nhiều chi nhánh: Tổng hợp số liệu chi tiết phát sinh các tài khoản trong kỳ giữa tổng công ty và các chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập).

misa r29

  • Bảng cân đối tài khoản phân tích theo thời gian: Phân tích số phát sinh trong năm theo tháng/quý của từng tài khoản trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp

misa r29

Tài liệu tham khảo: https://helpsme.misa.vn/2022/kb/bao-cao-phan-tich/

Với các tính năng ưu việt trên, phần mềm kế toán MISA SME 2022 phiên bản R29 chắc hẳn sẽ giúp công tác kế toán trong doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, tạo ra sự khác biệt to lớn về lợi nhuận. 

Anh chị có thể đăng ký cập nhật lên phiên bản MISA SME 2022 R29 để trải nghiệm các tính năng ưu việt kể trên, cụ thể:

  • Đối với quý khách hàng dùng phần mềm kế toán MISA SME vẫn còn hạn cập nhật vui lòng đăng nhập vào phần mềm thực hiện các bước sau: Trợ giúp -> Tự động cập nhật.
  • Đối với quý khách hàng đã hết hạn cập nhật, anh chị ấn đăng ký cập nhật phần mềm để được hỗ trợ cập nhật phiên bản mới nhất hoặc liên hệ hotline: 090.488.5833
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không