Kiến thức Marketing Tình trạng đói tôm nguyên liệu

Tình trạng đói tôm nguyên liệu

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamĐiệp khúc thiếu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu đang diễn ra gay gắt. Doanh nghiệp không dám ký hợp đồng xuất khẩu mới còn công nhân thiếu việc làm thường xuyên.

Đẩy giá lên cao cũng không có tôm
Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NN&PTNT Cà Mau nói: “Thiếu tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu lặp đi lặp lại hằng năm. Nhưng đây là thời điểm thiếu gay gắt nhất, vụ thu hoạch tôm xong, bắt đầu thả nuôi tôm giống”.
Các tỉnh có diện tích nuôi tôm rộng lớn Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… đang xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu gay gắt. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tổ chức thu mua, đẩy giá tôm nguyên liệu lên cao nhất từ trước đến nay.
Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau khảo sát, giá tôm sú loại 20 con/kg, 30 con/kg và 40 con/kg ứng với giá 240.000đ, 185.000đ và 125.000đ. Đặc biệt, tôm thẻ chân trắng đang lên ngôi về giá và sản lượng. Tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg đạt mức giá 146.000đ/kg, loại 70 con/kg giá 145.000đ/kg, loại 80 con/kg giá 130.000đ/kg.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản Cà Mau cho biết, trước đây, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc về chế biến thì nay các doanh nghiệp thiếu tôm nguyên liệu đã đổ xô sang Việt Nam mua gom, gây áp lực thiếu nguyên liệu.
Các xí nghiệp chế biến tôm Minh Phú, Minh Phát, Minh Quý của Cty Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau) hoạt động trên 50% công suất, thu mua hơn 100 tấn tôm nguyên liệu/ngày. Lao động chế biến thủy sản ở đây được xếp 2 ca/ngày để duy trì sản xuất theo tình hình cung ứng tôm nguyên liệu.
Khu công nghiệp chế biến thủy sản Hòa Trung (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 10 doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ còn vài doanh nghiệp hoạt động, số còn lại ngưng hoạt động vì không mua được tôm nguyên liệu. Ông Trần Hoàng Ai, Trưởng phòng tổ chức- nhân sự Cty CP Thực phẩm Đại Dương cho hay: “Vừa ngưng hoạt động vì đối tác rút lui, không có tiền mua tôm nguyên liệu, trả lương công nhân xong, đóng cửa”.
Ông Nguyễn Minh Trí, Tổng GĐ Cty CP Thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) nói: “Doanh nghiệp thu mua được 15-20 tấn/ ngày để duy trì hoạt động sản xuất và hoạt động có hiệu quả”. Trong khi đó, các đại lý cung ứng tôm nguyên liệu xuất khẩu lo ngại khả năng thanh toán thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sau tái cơ cấu, nhiều cán bộ ngân hàng bị bắt vì có liên quan đến doanh nghiệp này”.
Sở Công thương các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… thống kê, giá tôm nguyên liệu lên cao nhất từ trước đến nay, tăng từ 40.000đ – 50.000đ/kg. Các xí nghiệp chế biến tôm xuất khẩu hoạt động trên 50% là cao nhất, số còn lại dưới 30% hoặc đóng cửa vì thiếu tiền mua tôm nguyên liệu.

Cầu vượt cung
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản Cà Mau nói: “Phát triển xí nghiệp chế biến thủy sản quá nhanh, không gắn với vùng nuôi tôm nguyên liệu đã dẫn đến cầu vượt cung. Sản lượng tôm bình quân chỉ đáp ứng 40% nhu cầu chế biến, chưa kể đến dịch bệnh tôm nuôi xảy ra thì thiếu gay gắt hơn hoặc vào thời điểm chuyển tiếp 2 vụ tôm trong năm”.
Cà Mau có diện tích nuôi tôm rộng lớn nhất nước, với khoảng 230.000 ha, đã xây dựng 34 xí nghiệp chế biến của 31 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, có công suất 190.000 tấn/năm nhưng sản lượng tôm nguyên liệu đáp ứng khoảng 40%. Tại tỉnh liền kề với Cà Mau là Bạc Liêu có 17 xí nghiệp chế biến thủy sản, công suất thiết kế 70.000 tấn thành phẩm/năm nhưng sản lượng tôm nguyên liệu khoảng 100.000 tấn/năm.
Từ nhiều năm nay, vùng nuôi tôm nguyên liệu các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… vẫn trung thành với nuôi quảng canh “ăn ít no dai” nên sản lượng không tăng. Mặt khác, mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vấp phải dịch bệnh, tôm chết, rủi ro cao nên người dân quay lại nuôi tôm quảng canh truyền thống.
Ông Châu Công Bằng, Phó GĐ Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, Bộ NN&PTNT đã cảnh báo, hạn chế đầu tư mới cơ sở chế biến đông lạnh, chỉ đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị đối với các nhà máy hiện có đã lạc hậu để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng giai đoạn 2011-2015. “Chế biến thủy sản phải sử dụng công suất thiết bị đạt 85%, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 50- 60%, giá trị xuất khẩu cao mà ít tốn nguyên liệu” – ông Bằng nói.

Theo Tiền phong

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không