Kiến thức Marketing Vé hạng thương gia luôn gấp 4-5 lần vé giá phổ thông,...

Vé hạng thương gia luôn gấp 4-5 lần vé giá phổ thông, tại sao?

2
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNội dung nổi bật:
Giá vé máy bay hạng thương gia của VNA đắt gấp 5 lần giá vé giá rẻ. Giá vé đắt nhưng tung ra đến đâu hết đến đó vì khi mua vé thương gia, khách hàng luôn có thứ tự ưu tiên cao nhất trong số tất cả các dịch vụ được cung cấp.
Doanh nhân là những hành khách mua vé hạng thương gia nhiều nhất. Còn lượng khách công vụ, cơ quan nhà nước rất ít khi mua vé hạng này mà chủ yếu sử dụng vé hạng phổ thông.
Thị phần hàng không giá rẻ nội địa Việt Nam còn tăng mạnh trong những năm tới và sẽ ổn định ở mức khoảng 60-65%.

Vé thương gia hút hàng
Khảo sát của PV Thanh Niên Online cho thấy vé hạng thương gia và vé giá rẻ chênh lệch “một trời một vực” nếu xét về giá. Thậm chí, hạng vé phổ thông của hãng hàng không truyền thống còn đắt gấp 2-3 lần so với vé hàng không giá rẻ.
Cụ thể, chặng TP.HCM – Hà Nội nếu mua sát ngày vé của Jetstar Pacific Airlines (JPA) và VietJet Air (VJA) xấp xỉ 1,1 – 1,2 triệu đồng/vé thì vé của Vietnam Airlines (VNA) hạng thông thường là 3 triệu đồng, thương gia là 5,1 triệu đồng/vé.
Nếu mua xa ngày đi khoảng 1 tháng, vé của JPA và VJA dao động 800.000 – 900.000 đồng/vé thì hạng thương gia của VNA vẫn giữ nguyên giá 5,1 triệu đồng/vé. Còn vé hạng thông thường của VNA là 1,7 – 3 triệu đồng/vé.
Tuy đắt như vậy nhưng vé hạng thương gia của VNA khá hút hàng. Ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Én Việt, đại lý chuyên bán vé máy bay – cho hay vé hạng thương gia tiêu thụ khá tốt.
“Chưa thể nói là cháy vé nhưng vé thương gia tung ra luôn có người đặt”, ông Tân nói.
Theo ông Tân, doanh nhân là những hành khách mua vé hạng thương gia nhiều nhất. Còn lượng khách công vụ, cơ quan nhà nước rất ít khi mua vé hạng này mà chủ yếu sử dụng vé hạng phổ thông.

Giá vé máy bay đi kèm với chất lượng dịch vụ. Bay hàng không giá rẻ thì không thể có các dịch vụ mặt đất, trên không như khi bay hạng thương gia. Nhưng so với chênh lệch giá vé, các dịch vụ có thêm đó liệu có thiết thực đối với các chuyến bay nội địa phổ biến dưới 2 giờ bay?

Ông Lương Hoài Nam
Hiện nay, Việt Nam có bốn hãng hàng không khai thác đường bay nội địa nhưng mới chỉ có VNA bán vé hạng thương gia và cũng chỉ mở trên một số đường bay như TP.HCM đi Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nội đi Đà Nẵng, Nha Trang…
Khi mua vé thương gia, khách hàng luôn có thứ tự ưu tiên cao nhất trong số tất cả các dịch vụ được cung cấp. Khách hàng có thể thay đổi giờ bay, hành trình, hoàn vé không mất phí trên các chặng quốc tế.
Hành khách có thể check-in bất cứ lúc nào miễn là máy bay chưa cất cánh. Hành lý xách tay miễn phí có khối lượng gấp đôi so với hạng phổ thông.
Tại sân bay, khách hạng thương gia không phải chờ đợi lâu vì có nơi check-in riêng, phòng chờ riêng với đầy đủ đồ ăn nhẹ, đồ uống miễn phí, đọc báo và lướt internet.
Lên máy bay, khách có vé thương gia không phải xếp hàng mà đi lên cửa riêng, chỗ ngồi luôn được bố trí trong một khoang riêng biệt và được phục vụ các bữa ăn cao cấp từ Âu đến Á.
Hàng không giá rẻ sẽ tăng trưởng mạnh
Từng là Trưởng ban Kế hoạch thị trường của VNA và là người tiên phong đưa hàng không giá rẻ vào Việt Nam khi còn là Tổng giám đốc JPA, ông Lương Hoài Nam cho hay bản thân ông hoàn toàn ủng hộ quyết định của Bộ trưởng Đinh La Thăng khi buộc nhân viên dưới quyền đi công tác ưu tiên hàng không giá rẻ.
“Dịch vụ hàng không giá rẻ đã có mặt tại Việt Nam từ ngày 13.2.2007, đến nay đã được hơn 6 năm, chiếm thị phần hàng không nội địa trên 35%. Trong quá khứ, cá nhân tôi đã rất mong một ý kiến, quyết định như Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa làm. Tất nhiên là tôi phấn khởi khi điều đó xảy ra”, ông Nam nói.
Khi được hỏi về ý kiến vé hạng thương gia sẽ đưa đẳng cấp của người đi lên cao, ông Nam cho hay cách đây mấy năm, Thủ tướng Singapore sau chuyến thăm Việt Nam đã về nước như một hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Tiger Airways.
“Tôi nghĩ, trong con mắt người dân ở cả Việt Nam và nước ngoài, đó là những hình ảnh đẹp”, ông Nam nhấn mạnh.
Căn cứ vào những gì đã và đang diễn ra tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines – nơi thị phần hàng không giá rẻ nội địa đã đạt mức 55-75%, ông Nam nhận định là thị phần hàng không giá rẻ nội địa Việt Nam còn tăng mạnh trong những năm tới và sẽ ổn định ở mức khoảng 60-65%.
“Cơ hội phát triển kinh doanh hàng không giá rẻ nội địa được chia đều cho JPA, hiện thuộc VNA, và hãng hàng không tư nhân VJA. Điều quan trọng là sự phát triển và tăng trưởng này có lợi cho người tiêu dùng Việt Nam”, ông Nam khẳng định.

TheoTiền phong

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không