Kiến thức Marketing Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Bền vững hay chỉ nhất thời?

Giá lúa ĐBSCL tăng cao: Bền vững hay chỉ nhất thời?

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNhững ngày cuối tháng 12/2013, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thái Lan cán mức 430 USD/tấn. Liệu đây có phải là sự tăng giá bền vững hay là những tác động nhất thời từ phía thị trường?
Đầu tháng 12 đến nay, giá lúa ở ĐBSCL luôn giữ ở mức cao. Cụ thể, lúa khô được các doanh nghiệp mua tại kho dao động từ 5.850-5.950 đồng/kg đối với loại thường, 6.050 – 6.150 đồng/kg đối với lúa dài. Một số công ty lương thực cho biết, giá lúa tăng do các doanh nghiệp thành viên VFA đẩy mạnh thu mua để kịp cung ứng 500.000 tấn gạo cho Philipines theo hợp đồng đã ký.
“Giá lúa gạo tăng trong lúc này chỉ là động thái nhất thời của thị trường. Bởi cả năm 2013 thị trường chúng ta gặp bất lợi không hoàn thành chỉ tiêu. Những ngày gần đây, giá tăng do mình đẩy mạnh thu mua cung ứng cho Philipines”- ông Trần Tấn Đức, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Đồng Tháp nhận định.
Lúa tăng giá nhưng nông dân không được hưởng lợi nhiều. Bởi vụ Thu – Đông ở ĐBSCL đã thu hoạch còn vụ Đông – Xuân phải chờ thêm 2 tháng nữa. Chưa hết mừng, nhiều địa phương đã vội lo bởi giá lúa gạo trong nước tăng cao ở thời điểm đầu năm 2014 sẽ kích thích nông dân gia tăng sản xuất nhất là giống IR50404.
Ông Phạm Kim Sa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết: “Người dân có cái thói quen thấy giá lúa cao thì đổ xô trồng, mở rộng diện tích. Nếu qua vụ Đông – Xuân tiếp tục gieo trồng những giống phẩm cấp thấp thì nguy cơ rớt giá dễ xảy ra”.
Theo dự báo của Hiệp Hội lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo năm 2014 sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này càng củng cố nhận định, giá lúa gạo tăng vào cuối năm 2013 có thể là động thái nhất thời. Vì vậy, nông dân không nên chạy theo giá cả, mở rộng sản xuất những loại lúa phẩm cấp thấp khó xuất khẩu, dẫn đến ế ẩm như thời gian qua.

Theo VTV

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không