Dưới đây là 7 điều Grant Cardone và đội ngũ của ông đã làm và đã giúp họ có được 5 triệu lượt người xem trên YouTube, 300.000 người theo dõi trên Facebook và 275.000 người theo dõi tích cực trên Twitter.
(Ảnh minh họa)
Khi truyền thông xã hội mới xuất hiện, tôi đã nghĩ ba điều: đây là một sự lãng phí thời gian, tôi không có thời gian cho nó và khách hàng của tôi không có ở đó. Cả ba suy nghĩ trên của tôi đều sai. Các kênh truyền thông xã hội đều thiết yếu với công việc kinh doanh của bạn. Tất cả chúng đều giúp nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn và gia tăng lợi nhuận.
Chỉ mới ba năm trước, tôi còn bỏ quên những công cụ này. Hiện nay, các công ty của tôi đã có hơn 5 triệu lượt người xem trên YouTube, 300.000 người theo dõi trên Facebook và 275.000 người theo dõi tích cực trên Twitter. Cũng giống như bạn, khi mới bắt đầu tôi chẳng có lấy một người theo dõi và có rất ít niềm tin vào những cổng thông tin điện tử này.
Dưới đây là 7 điều chúng tôi đã làm và đã giúp chúng tôi có được sự hiện diện và theo dõi như hiện nay trên các cổng thông tin truyền thông xã hội:
1. Bắt đầu
Điều quan trọng nhất cần làm là bắt đầu và bắt đầu nhanh chóng. Bạn không cần biết bất cứ điều gì để thực hiện điều này. Hãy tạo ra một tài khoản và thường xuyên đăng tải nội dung. Đó là tất cả! Sẽ chẳng có gì có thể xảy ra nếu không bắt đầu. Hàng tỷ người đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trên khắp toàn cầu là minh chứng cho thấy điều này không có gì phức tạp cả.
2. Đăng bài thường xuyên và liên tục
Không bao giờ có chuyện đăng quá nhiều nội dung. Có một số “chuyên gia” đâu đó luôn làm nản những người thường xuyên đăng bài. Họ nghĩ rằng nếu bạn đăng bài quá thường xuyên mọi người sẽ không theo dõi bạn nữa, nhưng khi bắt đầu, bạn đâu có những người theo dõi. Cách duy nhất để bạn có được sự chú ý là sự xuất hiện thường xuyên. Những người ngừng theo dõi bạn vì bạn đăng bài quá nhiều không phải là thị trường của bạn và dù thế nào cũng sẽ không mua hàng của bạn. Nếu mọi người không phàn nàn về số lượng bài bạn đăng tải thì có nghĩa là bạn đang không đăng đủ bài. Trong ba năm, tôi đã đăng tải hơn 1.200 video lên YouTube, tôi coi đây là một trong những kênh truyền thông xã hội mạnh nhất. Tính trung bình, con số này là 400 video một năm.
3. Hãy là một chuyên gia nổi tiếng trong lãnh địa của bạn
Hãy đăng những nội dung khiến bạn trở thành một chuyên gia trong lãnh địa của bạn. Hãy nghĩ đến việc cung cấp thông tin dựa trên những gì bạn biết và dịch vụ mà công ty hay sản phẩm của bạn cung cấp. Hãy cung cấp các bí quyết và những hiểu biết sâu sắc như: làm thế nào để, làm thế nào để không, nên tránh cái gì, làm thế nào để tìm ra người giỏi nhất, điều gì làm nên người giỏi nhất, làm thế nào để khắc phục điều đó, sửa chữa nó và những điều bạn phải biết.Nếu bạn là một người chuyên giặt khô, hãy đăng mọi điều về việc giặt khô, tẩy vết ố và các loại vải vóc.
4. Đặt mục tiêu phủ sóng toàn cầu
Không giống việc tiếp thị truyền thống, truyền thông xã hội cho phép bạn chào hàng với toàn thế giới. Ban đầu, bạn muốn có được sự chú ý của bất cứ ai. Tôi có những người theo dõi tại Trung Quốc và Ấn Độ không bao giờ mua sách hay các chương trình đào tạo bán hàng của tôi, nhưng họ có thể chia sẻ nội dung của tôi với ai đó ở Mỹ, và những người đó có thể trở thành khách hàng của tôi. Hãy hiểu ngay từ đầu rằng mọi người trên khắp thế giới có thể thấy nội dung cua rbanj và có cảm hứng thực hiện một số hành động nào đó.
5. Tạo ra nhiều nội dung khác nhau
Hãy sử dụng mọi kiểu nội dung có thể: video, ảnh, câu nói, bài báo và blog và tận dụng các nội dung của những người khác. Chia sẻ nội dung là cách dễ nhất và là cách giúp bạn có nhiều người theo dõi một cách nhanh chóng hơn. Bằng cách chia sẻ nội dung của một đối thủ hoặc một chuyên gia khác và bày tỏ sự tín nhiệm với họ, những người đang theo dõi họ có thể sẽ trở thành người theo dõi bạn.
6. Quy luật 80/20
Tám mươi phần trăm nội dung của bạn cần đề cập tới thông tin chứ không phải là quảng cáo. Lúc đầu, bạn có thể biến đổi tỷ lệ đó thành 95/5 trong đó 95 % là thông tin. Chẳng có ai tới với bạn vì bạn đăng tải nội dung liên quan đến quảng cáo vì thậm chí chẳng có ai chẳng theo dõi bạn. Bạn phải có những độc giả muốn đọc nội dung của bạn. Khi bạn đã có lượng người theo dõi nhất định, bạn có thể tăng lượng tin quảng cáo lên.
7. Đừng giao việc cho người khác
Dù vị trí của bạn có quan trọng đến đâu và dù lịch trình của bạn có bận rộn thế nào, bạn vẫn phải năm quyền sở hữu kênh truyền thông xã hội của mình. Tôi đã điều hành ba công ty khác nhau và tôi vẫn có thời gian để đăng bài hằng ngày vì tôi hiểu sức mạnh của những kênh truyền thông này. Tôi cũng có được sự trợ giúp của toàn thể bộ phận tiếp thị gồm những người trẻ am hiểu về truyền thông xã hội, nhưng không ai trong số họ hiểu về công việc kinh doanh mà tôi đang làm hơn tôi. Họ giúp tạo ra và đẩy mạnh nội dung quảng cáo, nhưng tiếng nói của tôi chỉ là của riêng tôi mà thôi. Nhiều thương hiệu đã quên mất điều này.
Dù bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi và đang làm gì thì những kênh truyền thông này rất hữu ích với thương hiệu và công việc kinh doanh của bạn, nhưng trước tiên bạn phải bắt đầu và có được sự theo dõi.
Theo Entrepreneur
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông