Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị dễ bị ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước những tác động của biến đổi kinh tế. Họ phải không ngừng tìm kiếm giải pháp giúp họ trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn.
(Ảnh minh họa)
Facebook của Yola Institute luôn xen lẫn những câu chuyện thú vị bên cạnh những thông tin về khóa học.
Một trong những cách thức tiết kiệm mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể khám phá chính là sử dụng các phương tiện kỹ thuật số mới như Facebook. Với công cụ này, các doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra khoảng 105.000 đồng (tương đương 5 USD) mỗi ngày mà vẫn có thể tiếp cận đối tượng công chúng mục tiêu một cách hiệu quả. Dưới đây là một vài chú ý các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cân nhắc khi đang cố gắng tham gia vào thế giới truyền thông xã hội trên Facebook.
1. Đừng “tra tấn” Facebook-ers với hàng tấn “bom” quảng bá
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng họ cần chia sẻ thông tin quảng bá về sản phẩm càng nhiều càng tốt, để cơ hội tiếp cận thông tin và đưa ra quyết định mua hàng của các khách hàng sẽ tăng lên. Thực tế cho thấy, quảng cáo liên tục mà không ai hứng thú tham gia nhiều khi lại phản tác dụng, khiến khách hàng tiềm năng “chạy mất” hơn là níu chân họ.
Thử tưởng tượng xem, dù câu chuyện của doanh nghiệp có hay đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ trở nên nhàm chán, và tệ hơn sẽ khiến các fan khó chịu, kể cả với những fan trung thành và tích cực cổ vũ cho thương hiệu.
Có thể khó tin, nhưng nếu muốn lôi cuốn những khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp cần chấm dứt việc chỉ nói liên hồi về sản phẩm và dịch vụ của mình.
Yola Institute – Học viện luyện thi SAT, TOEFL & IELTS, là một trong số ít đơn vị nhận thức được mẹo nhỏ này. Lướt qua trang Facebook của Yola Institute, người xem không thấy nản với những thông tin khóa học nhàm chán, lặp đi lặp lại.
Yola luôn làm mới trang Facebook của mình với nhiều câu chuyện hài hước, thú vị về những học viên trẻ trung, năng động và cả những kỹ thuật học tiếng anh hiệu quả. Việc điều phối thông tin các khóa học đan xen những chia sẻ bên lề sinh động luôn cuốn hút các fan theo dõi theo từng chủ đề.
2. Một câu chuyện hay nên được kể bằng giọng điệu đáng tin cậy
Điều gì làm nên tính chân thực, đáng tin của một thông điệp được truyền đi? Các doanh nghiệp nên nghĩ về những giá trị cốt lõi của mình, sau đó cố gắng kết nối và truyền tải những giá trị ấy tới các khách hàng qua Facebook, với một nội dung hấp dẫn, với tần suất vừa phải và bằng một giọng điệu đáng tin cậy.
Có thể xem xét một ví dụ thành công tại Việt Nam là Tuticare, đại lý bán lẻ các sản phẩm dành cho trẻ em.
Trang Fanpage của Tuticare thu hút bởi thiết kế sinh động, bắt mắt.
Mục đích chính của doanh nghiệp này khi xây dựng trang Facebook đó là: thiết lập nhận thức về thương hiệu bằng cách phát triển lượng fan chủ chốt và gia tăng doanh thu.
Đồng thời, chiến lược Facebook của Tuticare tập trung vào 3 yếu tố quan trọng:
• Nội dung hấp dẫn: Tuticare sử dụng trang Facebook để chia sẻ những chủ đề độc đáo và mang tính giải trí cao, như một vài bức hình về mẹ và bé, cũng như những câu chuyện thú vị về cuộc sống làm mẹ. Những tấm ảnh này được thiết kế bắt mắt, nhiều màu sắc nhằm thu hút lượt thích (like), bình luận (comment) và chia sẻ (share) trên mỗi chủ đề (post), và để mở rộng phạm vi tiếp cận với công chúng.
• Quảng cáo trên Facebook: Thương hiệu này đã quyết định chi tiền để chạy quảng cáo thông qua hình thức Suggested Page trên Facebook nhằm gia tăng lượng fan tham gia.
• Quảng cáo theo post (Promoted Post) – nhắm đến một chủ đề nhất định: Tuticare cũng sử dụng hình thức Promoted/Suggested Post nhằm tăng mức độ nhận biết về các chương trình khuyến mại, để những chủ đề này tiếp cận với phạm vi công chúng rộng hơn. Thông qua những bức ảnh và cập nhật thường xuyên, Tuticare đã thành công trong việc truyền đi thông điệp chính: cung cấp hàng hóa đa dạng, tin cậy, chất lượng, dành sự chăm sóc tốt nhất cho các bé.
Chiến lược sáng suốt của Tuticare đã giúp đơn vị này gặt hái nhiều kết quả đáng khích lệ, như:
• Chỉ riêng trong năm đầu tiên, đạt được 1,4% lượt ghé thăm website qua đường dẫn từ Facebook
• Doanh thu đạt được từ Facebook chiếm 20 – 30% trên tổng lợi nhuận
• Doanh số bán hàng tăng 1,5 lần chỉ trong một tháng
• Tăng từ 1 – 1,5 lần trong việc thu hồi chi phí quảng cáo
• Thu hút thêm hơn 3.000 fan trên trang Facebook chỉ trong vòng 4 tháng
• Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tăng đều 30% qua các năm
3. Lựa chọn công cụ phù hợp
Quả thực, hiện đang có một vài công cụ mới, hiệu quả giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng trên Facebook hơn:
• Quảng cáo theo post (Promoted post): Các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này để tạo một quảng cáo trực tiếp từ trang Facebook chính.
• Các quảng cáo được cài đặt trên ứng dụng di động: Đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ, giúp họ quảng bá ứng dụng của công ty với một mức chi phí cho mỗi lần thu hồi (cost per acquisition – CPA) rất tiết kiệm. Các chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp xây dựng các quảng cáo được cài đặt trên ứng dụng và đưa ra quyết định đầu tư ít hay nhiều, phụ thuộc vào mục tiêu của đơn vị mình.
• Đơn giản hóa giao diện quảng cáo: Giao diện quảng cáo mới rất đơn giản, được lược bỏ những khâu phức tạp. Chính vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa từng sử dụng qua vẫn có thể thiết lập và quản trị quảng cáo một cách dễ dàng.
• Công cụ tùy chỉnh phạm vi và tần suất tiếp cận: Những công cụ mới này cho phép các nhà quảng cáo tùy chỉnh chính xác mức độ và đối tượng công chúng mà họ muốn tiếp cận trên mạng xã hội.
Mỗi công cụ được thiết kế phục vụ cho những mục đích, hoạt động riêng. Các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng những công cụ, để tìm được lựa chọn phù hợp nhất với đơn vị mình, giúp hoành thành mục tiêu marketing.
4. Để gia tăng doanh thu? Tập trung vào từ khóa “di động”
Tại Việt Nam, có tới 130 triệu chiếc điện thoại di động hiện đang được sử dụng, trong khi dân số nước ta chỉ dừng lại ở mức 90 triệu người. Với số lượng người dùng di động tại Việt Nam nhiều như vậy, làm thế nào để tiếp cận với những người dân vẫn đang nhìn chăm chăm vào màn hình điện thoại trên tay, chứ không còn mấy hứng thú với các phương tiện truyền thông truyền thống?
Khi ngân sách không cho phép, để xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng Facebook – công cụ vừa tiết kiệm, vừa có phạm vi tác động cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng. Quan trọng là phải biết cách. Sự kết hợp giữa các lựa chọn quảng cáo cùng những công cụ hiệu quả là một trong những cách vô cùng hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tiếp cận công chúng, thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, đẩy mạnh sự cân nhắc, ý định mua cũng như nâng cao hiệu ứng tương tác với doanh nghiệp.
Theo TNO
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông