Kiến thức Marketing 6 bí quyết đặt tên cho thương hiệu

6 bí quyết đặt tên cho thương hiệu

21
Thương hiệu là điều cốt lõi đầu tiên đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ tạo được ấn tượng và tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, một thương hiệu thất bại khi người tiêu dùng chẳng biết đến công ty của bạn như thế nào và kinh doanh sản phẩm gì. Do đó, đặt tên cho thương hiệu luôn là yếu tố khó khăn nhất khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải chỉ vì một cái tên mà mang lại sự thất bại cho công ty. Cốt lõi của vấn đề vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. Hyundai là một ví dụ, tập đoàn công nghiệp này đã rất phát triển ở thị trường Mỹ, nhưng hiếm khi nào bạn nghe thấy ai đó nói: “Tôi vừa mới mua một chiếc xe mới của hãng Hyundai”.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể dễ dàng đặt tên cho doanh nghiệp mình có thể trở nên thành công hơn.
1. Ngắn gọn, đơn giản
Hãy luôn nhớ “Less is more”. Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều đối thủ xuất hiện mạnh mẽ trên Internet, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng dễ đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng intemet.
Ngắn gọn đơn giản sẽ khiến người ta dễ dàng ghi nhớ hơn, ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. 
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các chữ cái trong tên thương hiệu theo một trật tự nhất định cũng là điều khiến bạn phải cân nhắc. Ví dụ Schwab là một cái tên ngắn nhưng chưa hẳn đã là đơn giản. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như : Coca – cola, Nissan, Google, Hennessy.
2. Gợi mở đến sản phẩm
Một tên thương hiệu mạnh không hẳn là một tên nêu thẳng thừng tính chất của sản phẩm, một tên dễ thành công hơn khi nó đưa ra được thông điệp của sản phẩm đó.
Một cách để đạt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Silk (lụa – muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanil – la) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm. Ví dụ như: “ Curves” (Những đường cong – là chuỗi cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ cho chị em phụ nữ), Roller Blade (Trục lăn trên đất – là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa – tanh), Palm (lòng bàn tay cũng là những thương hiệu của những sản phẩm di động và các thiết bị điện tử cầm tay), Play Station (Sân ga trò chơi – tên thương hiệu của một trò chơi điện tử ).
3: Độc đáo
Thương hiệu độc đáo thường ngắn gọn, dễ đọc và đúng với bí quyết, nó phải độc đáo. Một số thương hiệu đã thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s… đã nhờ vào sự độc đáo mà người tiêu dùng nhớ đến nhiều hơn.
4. Lặp âm đầu & dễ đọc
Một số từ ngữ tuy không dễ hiểu nhưng chỉ cần chúng có những âm điệu na ná nhau sẽ dễ dàng khiến cho khách hàng nhớ đến hơn. Do đó, âm thanh tạo ra của một thương hiệu quan trọng gấp nhiều lần hình ảnh của tên thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa uốn lượn vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Truyền miệng là một phương thức hiệu quả nhất để nói lên sự thành công của một thương hiệu. Do đó, việc khiến cho những người xung quanh luôn phải nhắc đến tên của bạn mới thật sự là sức mạnh hơn là những quảng cáo nói về nó. Làm thế nào để có được sự truyền miệng như vậy? Bạn phải có một tên thương hiệu dễ nói và dễ nhớ. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng ,ví dụ như Uunkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose hay đơn giản chỉ là Lady Gaga.
5. Gây shock
Những thứ gây sốc sẽ dễ dàng được mọi người chú ý đến. Nên việc tận dụng yếu tố này vào đặt tên thương hiệu có thể sẽ giúp bạn thành công đấy. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng vì đây có thể sẽ là con dao hai lưỡi đem đến những rắc rối không muốn có cho những doanh nghiệp vừa mới ra đời đúng không nào. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thề kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật), Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).
6. Tư nhân hóa
Nếu không thể nào nghĩ ra được một cái tên hay ho thì việc sử dụng tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm cũng là một điều bạn nên suy nghĩ đấy. Tuy nhiên họ sẽ trở thành một hình thức PR cho thương hiệu nên việc PR thương hiệu cá nhân và thương hiệu của công ty sẽ luôn đi đôi với nhau mãi cho đến khi bạn ngừng mọi hoạt động kinh doanh thì thôi.

Theo marketervietnam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không