Kiến thức Marketing Thuyết phục trong Đặt tên Thương hiệu

Thuyết phục trong Đặt tên Thương hiệu

9
Khách hàng có thể đưa ra cả 1000 lý do để “chảm” tên thương hiệu của bạn.
Vậy nên bạn phải đưa ra 1001 lý do để thuyết phục họ. Khi đó, việc chuẩn bị cho quá trình thuyết phục và phản biện trở nên hết sức quan trọng để đưa ý tưởng vào thực tiễn.
Khách hàng cũng chỉ là con người thôi, lời nói bùi tai, nói mãi rồi họ cũng sẽ nghe!
Viết câu này trước để các bạn thêm động lực không “run tay” mà trình bày cho HĂNG.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Thuyết trình tên thương hiệu
Trước tiên, hãy dùng tới chiến thuật “Đánh phủ đầu” bằng những thông tin thực tế đáng tin cậy như:
Lão Steve Jobs rất điên khi chọn cái tên Apple cho một thương hiệu công nghệ!
Jerry Yang và David Filo cũng thật khùng khi cho rằng Yahoo là cái tên phù hợp với một phần mềm tìm kiếm!
Còn Richard Branson thì chắc chắn là có vấn đề khi lấy tên hãng máy bay là Virgin!
Nhớ là chọn những tên thương hiệu tốt nhất và tương đồng nhất với định vị thương hiệu của khách hàng để bắt đầu “nói có sách, mách có chứng
► Vậy nên, chẳng có gì là quá điên rồ khi anh/chị chọn tên thương hiệu này cả?
Đã bắt đầu thấy bùi tai rồi đấy!
Giờ là lúc chuyển sang giai đoạn tường thuật.
“Thật tình cờ và cũng thật bất ngờ” sau quá trình “dùi mài kinh sử” em đã phát hiện ra tên thương hiệu tuyệt vời này cho anh/chị.
Sự tận tâm của bạn trong công việc sẽ khiến khách hàng cảm động “rớt nước mắt” và không nỡ “phụ công”.
“Toàn bộ Polary Team bị cuốn vào tâm trạng hân hoan của cô chuyên gia nhỏ bé với năng lượng tràn căng trong người. Buổi Brainstorm thứ 3 lại tiếp tục đầy ngẫu hứng trong phòng ăn với đôi đũa dở bữa trên tay mỗi người.
Và kết quả của bữa ăn trưa kết thúc lúc 15h chiều là 25 phương án được thống nhất để bước vào vòng phân tích tổng quan.”
Đây là một đoạn trong phần tường thuật quá trình “đãi cắt tìm vàng” của mình gửi cho khách hàng trong một dự án đặt tên thương hiệu.
Aiza… phải tiếp tục Chứng minh cái sự tuyệt vời của tên thương hiệu cho khách hàng thôi:
Chỉ ra xuất thân đặc biệt của em nó.
Ví dụ: Genzano là tên của một trong những lễ hội hoa lớn nhất hành tình. Yahoo là tên của quái thú trong tiểu thuyết.
Chứng minh cái tên hoàn toàn phù hợp với định vị thương hiệu.
Apple – với định vị tiên phong, sáng tạo. Quả táo tuyệt nhiên đã chiếm lĩnh từ sáng tạo với câu chuyện Newton dưới gốc cây táo, hơn thế nữa còn đầy ma lực trong Adam và Eva.
Cá tính của tên.
Ví như Playboy có nghĩa nổi loạn. Boss khẳng định quyền sở hữu
Liên tưởng kèm theo.
Ví dụ: Beshine – Tỏa sáng, phát âm giống Beside – luôn bên cạnh.
Bravaro – một từ ghép giữa Bravery và Varecious lại phát âm khá giống Bravo – hoan hô, tuyệt vời!
Phù hợp khi xây dựng câu chuyện thương hiệu, chiến dịch marketing sau này
Phần này chắc có lẽ không thể ví dụ cho cụ thể được, bạn phải tự mình chứng minh cho khách hàng thấy.
Đơn cử như với thương hiệu thời trang Genzano, các chương trình marketing đều hướng tới chủ đề hoa, mỗi sản phẩm đều gắn liền với 1 loài hoa,…
Mấy cái ưu điểm to uỳnh như vậy chắc chắn đã đốn ngã khách hàng của bạn rồi.
Tiếp theo hãy diễn giải bằng ngôn ngữ học!
Ví dụ tên bắt đầu bằng chữ A – thường được ưu tiên vì là chữ cái đầu tiên trang bảng chữ cái, và chữ A vô cùng dễ phát âm.
Chữ K – chữ cái hiếm, dễ gây chú ý với khách hàng
Chữ Z – ít gặp, tạo cảm giác cân bằng và sáng tạo.
Chữ cái nào cũng có ưu điểm của nó, nên bạn cũng hãy cứ thoải mái mà chứng minh, chỉ cần nắm chắc “tính cách” thương hiệu để biến tấu cho phù hợp là ổn thôi.
Và Phong thủy
Đây là yếu tố thế mạnh của bạn, khách hàng dường như ít “biết” về nó, nhưng họ lại thường rất “phải lòng” nó.
Ví như thương hiệu Genzano, tôi đã quyết định “bắn chốt” em này để thuyết phục khách hàng, vì em nó có âm đầu G – tương đương với Mộc, rất phù hợp với xuất thân “lễ hội hoa” và mệnh Thủy của bà chủ thương hiệu.
Đến đây thì bản thuyết trình cũng đã hòm hòm rồi, chỉ cần hạ trại bằng vài hình ảnh đẹp của cái tên nữa là xong!
Và cuối cùng, dù bạn đưa khách hàng lên trời hay xuống biển thì cũng vẫn hoàn toàn phải ngả mũ trước câu trả lời:
“Uhm, anh thấy nó cứ… sao sao ấy!”
Thôi thì đành Bờ-rên-sờ-tôm lần nữa vậy!

Theo Go & See

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không