Kiến thức Đãi ngộ Bạn không hài lòng với thu nhập hiện tại? Hãy đề nghị...

Bạn không hài lòng với thu nhập hiện tại? Hãy đề nghị sếp tăng lương!

11
Có vẻ như dạo gần đây, đồng nghiệp của bạn xin nghỉ việc khá nhiều! Tại sao lại thế? Công việc ổn định, sếp lại quan tâm nhân viên, môi trường thân thiện. Vậy đồng nghiệp của bạn rời đi vì lý do gì?
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Khảo sát cho thấy, song song với môi trường làm việc không phù hợp, lý do hàng đầu khiến nhân viên rời khỏi công ty là lý do tài chính, họ muốn kiếm một công việc thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, liệu có cần thiết phải nhảy việc chỉ vì lý do lương bổng hay không? Nếu yêu thích công việc và môi trường hiện tại, bạn nên chủ động đề nghị được tăng lương trước khi tính đến việc “nhảy tàu”.
Sau đây là một vài lưu ý nếu bạn muốn đề nghị sếp nâng lương.
1/ Lý do phù hợp: điều này nghe có vẻ như là chuyện cũ rich phải không? Tất nhiên phải có lý do phù hợp mới có thể yêu cầu sếp tăng lương chứ! Vấn đề là bạn đang định nghĩa hai chữ “phù hợp” đó thế nào, nếu bạn nói với sếp rằng bạn cần thu nhập cao hơn vì phài trang trải học phí cho đứa con mới vào lớp một hay đang phải để dành tiền sửa nhà, tất nhiên ông chủ sẽ không đồng ý. Nói có sách mach có chứng, hãy tìm hiểu về thu nhập của người cùng ngành trong thị trường lao động, nếu cảm thấy bạn đang nhận mức lương thấp hơn thị trường chung, hãy lên tiếng với sếp, hoặc nếu năng suất và hiệu quả làm việc của bạn cao hơn hẳn những nhân viên bình thường khác, không có lý do gì để bạn chấp nhận cùng một mức lương như họ. Tóm lại, để đàm phán hiệu quả, bạn phải chỉ ra cho ông chủ thấy vì sao bạn xứng đáng với mức lương cao hơn, sếp bạn quan tâm đến những gì bạn làm được cho ông ta, không phải việc bạn đang cần tiền đến mức nào.
2/ Chọn đúng thời điểm: cùng một đề xuất nhưng được đưa ra ở hai hoàn cảnh khác nhau, có thể sẽ cho kết quả trái ngược. Hãy chọn đúng thời điểm để nói chuyện tiền nong với sếp. Nếu một đồng nghiệp của bạn vừa xin nghỉ vì lý do lương thấp (tất nhiên chẳng ai nói thăng ra chuyện này, bạn và sếp phải ngầm hiểu), thì đừng nên bàn chuyện tiền nong với sếp ngay lúc đó, nếu không sếp sẽ đánh đồng bạn với “kẻ phản bội” kia. Nếu bạn đang đảm nhận một dự án, hãy hoàn thành nó thật tốt, vượt ngoài mong đợi để làm căn cứ đàm phán với sếp, việc này cũng giống như một nhân viên bán hàng demo sản phẩm cho khách xem trước khi kêu giá vậy.
3/time when you know he or she won’t be overwhelmed with deadlines.
3/ Chuẩn bị kế hoạch B: Nếu đề xuất tăng lương vượt ngoài ngân sách của sếp, bạn cũng có thể chuyển từ tiền bạc sang các dạng quyền lợi khác như thời gian làm việc linh hoạt hơn, nhiều ngày phép hơn, hay hoa hồng dự án cao hơn cho các lần sau. Nếu như những để xuất này cũng bị bác bỏ, bạn hãy cho sếp thêm thời gian cân nhắc và hẹn sếp thảo luận lại vấn đề này một ngày không xa. Hãy nhớ rằng mọi việc đều có thể đàm phán rõ ràng, chỉ khi quyền lợi hai bên quá mâu thuẫn nhau, quyết định “nhảy tàu” mới là biện pháp cuối cùng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không