Kiến thức Tài chính kế toán Góp ý dự thảo Luật kế toán sửa đổi

Góp ý dự thảo Luật kế toán sửa đổi

718
Đa số đại diện các doanh nghiệp đều khẳng định việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật kế toán là hết sức cần thiết và đang trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Đó là nội dung chính tại hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp đối với dự thảo Luật kế toán sửa đổi” do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính tổ chức sáng 27/5.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp đối với dự thảo Luật kế toán sửa đổi” 

Cần thiết và cấp bách
Theo ông Đặng Thái Hùng – Vụ trưởng Vụ kế toán, Bộ tài chính, Luật kế toán được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17/6/2003 đã tạo lập được hành lang pháp lý khá đầy đủ, hoàn chỉnh phù hợp với giai đoạn đổi mới, tiếp cận kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, giúp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp tổ chức công tác kế toán, lập báo cáo tài chính… đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước, của doanh nghiệp, đơn vị và xã hội 10 năm qua. Tuy nhiên, do những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước và yêu cầu hội nhập, mở cửa theo kinh tế thị trường đã đến thời điểm cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới Luật Kế toán sửa đổi.
Đồng thuận với quan điểm này, Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch VIAC nhấn mạnh rằng các nguyên tắc và nội dung quy định trong Luật Kế toán 2003 cơ bản phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nhưng khi các cơ chế, cấu trúc kinh tế phát triển và phức tạp như hiện nay thì Luật đã có nhiều vấn đề không còn phù hợp; bộc lộ sự thiếu thống nhất, không hợp lý và thiếu khả thi. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán đã trở thành yêu cầu khách quan và cấp bách.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Quang cảnh hội thảo
Đa số đại diện các doanh nghiệp có mặt đều khẳng định việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật kế toán là hết sức cần thiết. Thứ nhất để nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc quân thủ quy định pháp luật về tài chính, kế toán nhằm tạo điều kiện cho kế toán thật sự trở thành một công cụ trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, các đơn vị tài chính kế toán cũng như công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước.
Thứ hai, tạo điều kiện phát triển ngành nghề kế toán, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, trong đó có hội nhập về tài chính, kế toán.
Thứ ba, tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong lĩnh vực này, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng kế toán, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch đối với đơn vị kế toán cũng như toàn xã hội.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung 11 Điều
Ông Đặng Thái Hùng – Vụ trưởng Vụ kế toán, Bộ tài chính cho biết việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kế thừa các quy định trong Luật kế toán hiện tại, có nghĩa là các quy định pháp luật vẫn có giá trị áp dụng sẽ tiếp tục duy trì, chỉ bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết, có sự bất cập trong thực thi. Mặt khác việc sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo khả năng thực thi, khả năng giám sát của Nhà nước, không làm ảnh hưởng, biến động lớn đối với hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước…
Ông Hùng cũng cho biết, Ban soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung 11 điều với các vấn đề lớn như sửa đổi, bổ sung đối với: quy định duy nhất theo nguyên tắc giá gốc (giá trị ghi sổ) để hạch toán và lập báo cáo tài chính; các hành vi bị cấm được quy định tại điều 14 Luật kế toán (bao gồm 8 khoản); về hoá đơn bán hàng; về chừng từ điện tử và lưu giữ sổ kế toán; tăng cường tính công khai minh bạch đối với báo cáo tài chính đã được quy định tại Khoản 4, Điều 33 Luật kế toán; trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán; cung cấp dịch vụ kế toán; tổ chức nghề nghiệp kế toán; quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực kế toán…
Đây cũng là những vấn đề được các đại diện đến từ Công ty kiểm toán Deloite Việt Nam, Công ty Luật TNHH VID, Công ty Honda Việt Nam và một số công ty dịch vụ kế toán cùng kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

PGS.TS. Đặng Văn Thanh – Chủ tịch VAA

Nhấn mạnh tại hội thảo, PGS.TS. Đặng Văn Thanh – Chủ tịch VAA cho biết, một số vấn đề lớn cần sửa đổi, bổ sung căn bản trong Luật Kế toán lần này là đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh; nội dung và phương pháp kế toán; tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán; hoạt động nghề nghiệp kế toán và việc quản lý Nhà nước về kế toán; các hành vi bị nghiêm cấm.
Theo ông Thanh, kết cấu Luật kế toán cần sắp xếp lại và Luật cần thêm hai chương về kế toán Nhà nước quy định tính pháp lý chặt chẽ, rõ ràng hơn và thêm chương về dịch vụ kế toán và tổ chức nghề nghiệp kế toán. 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Luật gia Vũ Xuân Tiền phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Nhất trí cao với việc cần sửa đổi, bổ sung của Luật kế toán, Luật gia Vũ Xuân Tiền – Uỷ viên BCH, Trưởng ban nghiên cứu pháp luật và tư vấn Chi hội kế toán hành nghề Việt Nam, Chủ tịch hội đồng tư vấn Cty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam đưa ra nhiều ý kiến góp ý về sửa đổi bổ sung như: Tại khoản 1 Điều 7, ông nói “Với vấn đề này Luật cần quy định rõ trường hợp nào được hạch toán theo giá trị hợp lý, quy định rõ phạm vi sử dụng của báo cáo tài chính được lập theo giá trị hợp lý, thay cụm từ ‘theo quy định của Bộ tài chính’ bằng ‘theo quy định của Chính phủ’ có nghĩa là, nếu những vấn đề trên không quy định được ngay trong Luật, Chính phủ sẽ quy định trong Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Bộ tài chính hướng dẫn những vấn đề do Chính phủ quy định”.
Về sửa đổi Điều 14, Luật gia Tiền kiến nghị “giữ lại một hành vi bị cấm đã đưa vào dự thảo 2 là “Lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau”. Theo ông, quy định đó là cần thiết vì mặc dù Khoản 1 Điều 26 Luật kế toán đã quy định rõ “mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống soor kế toán cho một kỳ kế toán năm” nhưng trong thực tế, nhiều đơn vị kế toán bao gồm cả một số đơn vị kế toán là các doanh nghiệp Nhà nước, vẫn lập nhiều hệ thống sổ kế toán khác nhau cho những mục đích khác nhau….Về sửa đổi, bổ sung Điều 55, ông Tiền đề nghị giữ nguyên quy định tại Điều 55 Luật kế toán hiện hành…
Đại diện Ban soạn thảo dự thảo Luật kế toán sửa đổi cho biết sẽ tập hợp các ý kiến tại hội thảo để gửi Ban soạn thảo sửa đổi Luật, đồng thời tổ chức các hội thảo khác để lấy thêm nhiều ý kiến góp ý nhằm sửa đổi, bổ sung tối đa những bất cập hiện hành để Luật có giá trị thực tiễn lâu dài và trở thành công cụ có hiệu quả cao hơn trong quản lý, điều hành nền kinh tế.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không