Nhà kinh tế học thế kỷ 18, Richard Cantillon, người đã đặt ra thuật ngữ “doanh nhân” từng định nghĩa doanh nhân là “người mang rủi ro”.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng: đặc tính sợ rủi ro không chỉ có ở các doanh nhân mà còn có ở phần lớn chúng ta.
“Chỉ khi nói đến việc bắt đầu một doanh nghiệp táo bạo, dám đương đầu với rủi ro mới trở thành đặc tính chứng minh doanh nhân đó rất tự tin chứ chưa hẳn vì ham lợi nhuận”, chuyên gia kinh tế James Suriowecki viết trên tờ The New Yorker.
Thật vậy, sự tự tin là cần thiết để đánh bại các tỷ lệ đặt cược và duy trì một doanh nghiệp mới thành lập khi nó bị xem là một kế hoạch ảo tưởng.
Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu về cách các doanh nhân đánh giá quá cao bản thân với nhiều kết quả đáng kinh ngạc.
Theo một nghiên cứu năm 1997 của Đại học Houston (Mỹ), các doanh nhân quá tự tin về khả năng của họ trong việc ngăn chặn những điều xấu có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng, các doanh nhân quá tự tin về triển vọng kinh doanh của họ.
Trong năm 1988, Đại học Purdue (Mỹ) nghiên cứu 3.000 doanh nhân và kết quả hơn 80% người tham gia cho rằng kinh doanh của họ đã có ít nhất 70% cơ hội thành công.
Tương tự như vậy, một nghiên cứu khác cho thấy, 33% doanh nhân nghĩ rằng họ đã có một cơ hội 100% thành công.
Một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Erasmus Rotterdam (Hà Lan) cho thấy: các doanh nhân nghĩ rằng họ sẽ sống lâu hơn những người khác.
Nhà tâm lý học đoạt giải Nobel Daniel Kahneman khẳng định “ảo tưởng là cần thiết” mặc dù có tới 1/3 các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ kiệt sức trong vòng năm năm đầu tiên và 2/3 phải đóng cửa sau 10 năm.
“Rất nhiều tiến bộ trên thế giới được thúc đẩy bởi sự ảo tưởng lạc quan của một số người. Những người thành lập doanh nghiệp nhỏ không nghĩ rằng họ đang phải đối mặt với một ván bài may rủi chưa biết trước kết quả mà họ nghĩ rằng công việc kinh doanh của họ chắc chắn sẽ thành công”, Daniel Kahneman nói trong một cuộc phỏng vấn.
Một người thực tế sẽ có một quyết định táo bạo để đi đến thành công dựa trên tinh thần lạc quan. Họ thăng tiến nhanh hơn trong các tổ chức vì họ tin rằng họ có thể. Họ thu hút các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp của họ nhờ việc chia sẻ tầm nhìn chiến lược.
Tuy nhiên, những người làm việc dưới quyền của các doanh nhân này sẽ phải làm việc nghiêm túc hơn để đảm bảo rằng mọi thứ sẽ OK. Và thường trong các cuộc họp, các doanh nhân này hay mặc định ý kiến và quyết định của họ là quan trọng nhất.
Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng những người này có một “sức mạnh tinh thần” đồng nghĩa với việc họ nghĩ rằng họ có thể làm những điều không thể, Kahneman nói.
Và đôi khi, chính suy nghĩ vừa thực tế vừa ảo tưởng này được cộng thêm một chút may mắn sẽ biến những điều không thể thành có thể.
Theo Bizlive
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông