Kiến thức Tài chính kế toán Sản lượng ngành sản xuất tăng 8 tháng liên tiếp

Sản lượng ngành sản xuất tăng 8 tháng liên tiếp

5
Trong báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 5-2014 do Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố ngày 2-6, thể hiện sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tăng tháng thứ tám liên tiếp.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Hàng hóa đầu ra của DN đã tăng đáng kể. Ảnh: T.H
Theo kết quả công bố, những điều kiện kinh doanh chung trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 5 đã tốt lên khi nhu cầu của khách hàng tiếp tục được cải thiện. Sản lượng tăng tháng thứ tám liên tiếp khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh.
Các thành viên nhóm khảo sát tiếp tục đưa ra bằng chứng cho thấy các quy định mới về vận tải đã ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất khi mà thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài với một tốc độ kỷ lục và giá cả đầu vào tăng mạnh.
Mặc dù, PMI toàn phần đã giảm từ mức 53,1 điểm trong tháng 4 còn 52,5 điểm trong tháng 5 vẫn cho thấy có sự cải thiện về điều kiện hoạt động tại các công ty sản xuất. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trong tháng 5, nhưng tốc độ tăng chỉ là nhẹ.
Bình luận về cuộc khảo sát chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam, bà Trinh Nguyễn – Chuyên viên kinh tế – Ngân hàng HSBC cho rằng, chỉ số PMI tháng 5 cho thấy lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam có sự cạnh tranh, với hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng mặc dù với tốc độ chậm hơn. Chi phí của các nhà sản xuất tăng thực sự là vấn đề đáng quan tâm khi mà các nhà xuất khẩu đã phải chịu các chi phí hậu cần cao. Biên lợi nhuận đang bị co hẹp khi nhu cầu trong nước yếu làm cho các nhà sản xuất khó tăng giá đầu ra mặc dù chi phí sản xuất tăng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không