Nếu bạn đang muốn bơi ra cái hồ nhỏ để tìm con sông lớn trong sự nghiệp, hãy tránh những sai lầm sau:
Đổi nghề không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi phải có một quá trình tìm hiểu, chuẩn bị…
“Nhảy” chỉ vì chán ghét công việc hiện tại: Có thể bạn chán khi công việc ngày nào cũng nặp đi nặp lại và bạn không tìm thấy được niềm vui trong công việc. Tuy nhiên, bạn hãy dành một chút thời gian để xem xét lại như việc liệu bạn có thực sự chán ghét công việc đó hay chỉ vì bạn không ưa sếp, hay do bạn thiếu các kỹ năng cần thiết trong công việc. Bạn hãy xác định rõ ràng lý do trên trước khi nhảy việc để có thể khắc phục được một số vướng mắc và tiếp tục công việc yêu thích của mình.
Nhảy chỉ vì muốn làm vào một ngành “hot”: Nếu bạn nhảy việc chỉ cố vào một ngành “hot” khi mình không phù hợp thì bạn cũng sẽ nhanh chán và mệt mỏi với nói. Mỗi giai đoạn sẽ có những ngành nghề nổi nhất định, tuy nhiên, đừng chạy theo sự “hot” bên ngoài ấy nếu thực sự cảm thấy mình không phù hợp là một điều bạn cần nên cân nhắc và suy nghĩ
Nhảy việc chỉ vì bạn có người quen: Có người quen là một lợi thế. Tuy nhiên, nếu bạn nộp đơn chỉ vì việc đó mà thiếu tìm hiểu thông tin từ internet hay các phương tiện truyền thông đại chúng khác thì sớm hay muộn, bạn cũng sẽ cảm thấy hối tiếc với sự lựa chọn của mình.
Mất phương hướng không xác định được mục tiêu dài hạn: Nhảy việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải từ bỏ công việc hiện tại và xây dựng một nghề nghiệp mới. Đó là môt kế hoạch dài hơi. Xét cho cùng, nhảy việc bao giờ cũng phải mất một thời gian. Bạn phải xác định được mục tiêu của mình và có kế hoạch rõ ràng cho nó.
Mục tiêu ngắn hạn có thể là bạn sẽ phải đi học trở lại do đó bạn phải làm việc ở vị trí thấp hơn để lấy thêm kinh nghiệm. Nếu như bạn nhảy việc chỉ vì lương và chế độ đại ngộ khi bạn chưa tích lũy đủ kinh nghiệm thì sẽ là một sai lầm nghiêm trọng
Thay đổi công việc mà không có kế hoạch. Sai lầm phổ biến nhất của hầu hết mọi người khi thay đổi nghề nghiệp, đó là bắt đầu mà không có kế hoạch dài hơi nên nhớ rằng thay đổi nghề nghiệp không đơn giản chỉ là một bước nhảy qua hàng rào. Nó đòi hỏi phải suy nghĩ thật thấu đáo. Lập ra một kế hoạch chi tiết, trong đó gồm có chiến lược thực hiện, phương án dự phòng, khả năng tài chính, tìm hiểu thông tin,…) là một trong những bước quan trọng để thay đổi sự nghiệp thành công.
TimViecNhanh.com kết : Cho dù bạn có bạn có tinh thần cầu tiến, muốn từ cái hồ nhỏ để tìm ra biển lớn thì bạn hãy luôn nhớ rằng việc thay đổi nghề nghiệp luôn là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự nỗ lực và không ngại khó khăn do đó nó không thể quyết định vội vàng trong một sớm một chiều. Hơn nữa, chuyển nghề đòi hỏi rất nhiều về khả năng tiếp thu để chuyển đổi kỹ năng và thích ứng lĩnh vực mới. Do đó, trước khi “nhảy” việc hãy cân nhắc thật kỹ và tránh những sai lầm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông