Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Đưa ra lời phê bình vừa là chuyện dễ dàng nhưng cũng vô cùng khó khăn vì nếu không khéo léo trong lời nói sẽ làm cho nhân viên chán nản và buông xuôi trong công việc. Dó đó một lời phê bình vừa đủ, vừa tế nhị và hợp lý để không ảnh hưởng tới 2 bên. TimViecNhanh.com sẽ đưa một số cách sau, hy vọng sẽ giúp ích được ít nhiều cho bạn
Không thể phê bình khi bạn đang quá nóng giận, thất vọng hay vội vàng
Hãy cứ bình tình làm rõ nguyên nhân trước khi phê bình: Mỗi một vị sếp luôn có cách giải quyết riêng , tuy vấn đề là phê bình thế nào cho tế nhị, để nhân viên nhận ra cái sai của mình mà không cảm thấy tự ái hoặc e sợ trước sự nghiêm khắc thái quá của sếp. Việc bình tĩnh và làm rõ sự thật là nền tảng cơ bản để bạn có cách phê bình và giải quyết vấn đề xác đáng nhất. Sự nôn nóng và nóng vội chỉ khiến làm cho việc đó trầm trọng hơn . Nếu lỗi lầm của nhân viên ngay lập tức tác động xấu lên hoạt động của cả công ty, thì thay vì phê bình, khiển trách nhân viên chúng ta nên quan tâm giải quyết hậu quả trước đó điều đó sẽ càng khiến cho nhân viên càng thêm phần nể phục
Trước khi có ý định phê bình hãy khen ngợi họ trước: Tại mỗi công ty, dù ở vị trí công việc nào đi nữa, nếu lãnh đạo đánh giá đúng trình độ và năng lực của nhân viên để động viên và khen thưởng, thì ai nấy đều cố gắng trở thành người giỏi nhất Việc khen ngợi những mặt tốt và tích cực trước sau đó mới góp ý về những sai phạm của anh/ cô ấy là một chiến thuật khôn ngoan sẽ làm cho nhân viên tự có ý thức khắc phục sai lầm nhiều hơn. Khi khiển trách bạn cũng chỉ phê bình hành vi của họ, chứ không phải con người họ và luôn nhấn mạnh rằng việc cô ấy hoặc anh ấy khắc phục sai lầm sẽ ngày càng rút được nhiều kinh nghiệm lúc này chính bạn sẽ làm cho anh ta hoặc chị ấy luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái và dễ dàng khi được làm việc
Luôn biết cách chọn thời điểm và thời gian thích hợp để đưa ra lời phê bình: Rõ ràng khi bạn đang nóng giận, thất vọng hay vội vàng sẽ không thích hợp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lúc bạn tức giận và chỉ trích phê bình nhân viên thì họ sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng lời phê bình của bạn có mục đích hạ nhục một cá nhân nào đó. Do đó hãy coi mỗi nhân viên của mình như các bộ phận trên cơ thể, hãy yêu quý chúng và hiểu chúng để từ đó chọn cách phê bình đích đáng nhất. Có thể trực tiếp hay gián tiếp, công khai hay gặp riêng từng người để phê bình. Việc phê bình sẽ “nguy hiểm” nhất khi trong bạn đang chứa đầy cảm xúc, cho dù việc này có thể làm bạn “hạ hỏa” nhưng về lâu dài nó luôn là điều bất lợi
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông