Kiến thức Đào tạo Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán

Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán

411
Đàm phán là những hành vi và quá trình, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng tốt và chính sự đạt được thỏa thuận trong đàm phán chính là sự thành công của các bên tham gia. Việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản sẽ giúp thành công cho cuộc đàm phán.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Việc nắm vững các nguyên tắc cơ bản sẽ giúp thành công cho cuộc đàm phán

Sử dụng chiến thuật chê bai trong đàm phán: Một người đàm phán giỏi thường có thói quen chê đắt ngay từ đầu khi nghe phía bên kia nói giá. Họ trợn mắt ra vẻ ngạc nhiên về “giá đắt quá”. Đây là chiến thuật “dội gáo nước lạnh” vào đối phương của những nhà đám phán chuyên nghiệp
Sử dụng các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể: Hãy biết tận dụng các vị trí của cơ thể trong đàm phán vì có ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thơng qua và tiếp nhận qua các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể bạn. Một gương mặt tươi vui cùng thái độ cởi mở sẽ nhanh chóng tạo nên thiện cảm từ phía đối tác đàm phán
Biết làm chủ cuộc đám phán: Người đàm phán luôn biết cách làm chủ cho phép mình đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào và đâu là điểm thấp nhất mà mình có thể chấp nhận được. Ðâu là điểm mình khơng bao giờ được thay đổi theo hướng có lợi cho đối tác. Biết được giới hạn đàm phán, tức là sẽ biết được thời điểm phải ngừng hay chấm dứt đàm phán và chuyển hướng, tìm phương án giải quyết khác.
Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
Đàm phán là một hoạt động tự nguyện.
Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng cĩ thể đạt được.
Mục đích của đàm phán là thỏa thuận.
Khơng phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
Khơng đạt được thỏa thuận cĩ khi là kết quả tốt.
Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
Khơng để cuộc đàm phán bị phá vỡ hồn tồn.
Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.
Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán
Các bên có định kiến lẫn nhau
Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng
Không xác định được thế mạnh của mình và sử dụng chúng một các hiệu quả
Chỉ có một phương án duy nhất, không có phương án thay thế
Không biết cách nâng cao vị thế của mình
Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng (thời gian, vấn đề,…)
Đánh mất cơ hội được quyền ra yêu cầu trước
Vội bỏ cuộc khi hình như gặp bế tắc
Không chọn được thời điểm kết thúc hợp lý.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không