Tổng cục Thuế cho biết, tại Điều 15 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức thuế suất ưu đãi đối với từng trường hợp. Theo đó, DN được áp dung thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; thuế suất 20% trong 10 năm hoặc áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập từ hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản; Phần thu nhập từ hoạt động báo in…
Bên cạnh đó, các DN được miễn thuế, giảm thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
DN được ưu đãi thuế TNDN nếu thực hiện tốt các quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế, giảm thuế); trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa chi phí được trừ hoặc doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng chi phí được trừ hoặc doanh thu của DN.
Thứ hai, không áp dụng ưu đãi thuế TNDN quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này và không áp dụng thuế suất 20% quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này đối với các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 15 Nghị định này; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
- Tthu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Các khoản thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế (đối với trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi về lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định này).
Thứ ba, trong cùng một thời gian, nếu DN được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì DN được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.
Thứ tư, trong thời gian được ưu đãi thuế TNDN, nếu trong năm tính thuế mà DN không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại các Khoản 7, 8 và Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và quy định tại Điều này thì năm tính thuế đó không được hưởng ưu đãi thuế mà phải nộp thuế theo mức thuế suất 22% và DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này nộp theo thuế suất 20%. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mức thuế suất chung là 20%.
Đối với dự án đầu tư quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, trường hợp sau 03 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư (không kể bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước hoặc do thiên tai, hỏa hoạn được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) hoặc năm thứ tư kể từ năm có doanh thu mà dự án đầu tư của DN không đáp ứng các điều kiện nêu tại Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, đồng thời DN phải kê khai, nộp số tiền thuế TNDN đã kê khai hưởng ưu đãi của các năm trước (nếu có) theo quy định của pháp luật và không bị coi là hành vi khai sai theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, nếu có năm tính thuế mà DN không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì năm đó DN không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Thứ năm, dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 15 và các Khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định này là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang thực hiện, trừ các trường hợp sau: Dự án đầu tư hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức DN theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu; Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Tuy nhiên, đối với trường hợp dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện mà gắn với việc thành lập DN mới thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký DN.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông