Kiến thức Đãi ngộ Nhân viên và những nhu cầu cảm xúc

Nhân viên và những nhu cầu cảm xúc

15
Là nhà quản lý, điều làm bạn băn khoăn nhất chắc hẳn là việc làm thế nào để thúc đẩy nhân viên. Nếu bạn quan niệm vấn đề chỉ đơn giản nằm ở việc lương cao hay thấp, thì bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Động lực làm việc của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, hiểu được điều này bạn mới có thể thúc đẩy họ làm việc với năng suất cao và trung thành với công ty.
1. Nhu cầu an toàn, ổn định:
“Tôi muốn có một việc làm ổn định!” Đây là câu nói bạn thường nghe phải không nào? Đúng vậy, ổn định trong công việc là nhu cầu hàng đầu đối với nhiều người. Vì thế bạn thường hay thấy nhiều người sẵn sàng ngồi hàng năm trời ở các công ty nhỏ, lương thấp mà không dám tìm chỗ làm nào khác thu nhập cao hơn, mặc dù bản thân họ cũng không mấy hài lòng với công việc hiện tại. Để có được sự trung thành của nhân viên với công ty, bạn phải cho họ cảm giác có cuộc sống nghề nghiệp ổn định. Không ai muốn dốc tâm vào một sự nghiệp có thể tiêu tan bất cứ lúc nào.
2. Nhu cầu được thử thách, thăng tiến:
Con người là một loài rắc rối. Không ổn định họ không vừa ý, nhưng quá ổn định họ cũng chẳng ưng. Nếu như chỉ cần sự ổn định để hạnh phúc, thì chắc chả ai sợ phải ngồi tù. Một công việc lý tưởng ngoài sự chắc chắn còn phải có yếu tố cơ hội, thăng tiến. Không ai muốn quần quật làm mãi hàng năm trời mà lương không lên một đồng, trách nhiệm không cao thêm được một bậc. Bên cạnh đó, nhàm chán cũng là nguyên do hàng đầu khiến nhân tài bỏ công ty bạn mà đi. Đừng bắt họ phải làm suốt một việc dù cho họ có thành thạo đến đâu, đổi mới là nhu cầu tất yếu của con người bên cạnh sự ổn định. Hãy thêm vào công việc hàng ngày những thử thách mới cho nhân viên của bạn, thúc đẩy họ bằng những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Tiền bạc chỉ chiếm một phần trong quyết định chọn việc làm của nhân viên, ngoài vật chất cụ thể, họ còn muốn được phát triển bản thân, tiếp thu kinh nghiệm, học hỏi những kỹ năng mới và thử sức với những nhiệm vụ to lớn. Hiểu rõ được yếu tố này, bạn đã vượt xa một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý rồi đấy.
3. Nhu cầu được công nhận:
Bạn có bao giờ thấy nản vì âm thầm làm một việc mà chẳng ai biết đến hay không? Nhân viên của bạn cũng vậy thôi! Nếu bạn thuê họ về, họ làm tốt công việc, thế là bạn mặc nhiên đẩy họ ra một góc và tập trung vào vấn đề khác, thì có hai khả năng xảy ra: hoặc họ sẽ chán nản với công việc hiện tại mà rời đi, hoặc họ sẽ âm thầm giảm bớt cường độ làm việc, từ một nhân viên năng nổ ban đầu, họ sẽ trở thành một kẻ lười biếng vì nghĩ dù có làm nhiều một chút hay ít một chút cũng chả ai quan tâm. Thưởng nóng, đề bạt, khen ngợi trước đám đông, đó là những việc cần làm với các nhân viên tài năng của bạn. Đừng nghĩ rằng bạn thuê họ về, trả tiền cho họ, thì mặc nhiên họ phải làm tốt công việc cho bạn mà không được đòi hỏi thêm gì. Một ông chủ biết cách động viên người của mình có thể thuê về một người giỏi với giá chưa bằng một nửa những gì bạn bỏ ra.
4. Nhu cầu được đóng góp:
Ông chủ cảm thấy hạnh phúc khi tự mình xây nên một kiệt tác, nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi được góp tay vào kiệt tác đó. Nghe có vẻ hơi cao cả, xa rời thực tế, nhưng các nhân viên có năng lực thường âm thầm mong muốn được là người đóng góp nhiều nhất cho công ty, họ cần cảm thấy việc họ đang làm là có ý nghĩa, chứ không phải chỉ vì đồng lương. Họ phải biết được sứ mệnh bạn gán cho công ty là gì, nhiệm vụ họ đang thực hiện cho công ty lợi ích thế nào, họ có quan trọng với công ty hay không, hay chỉ là một viên gạch trong vô số những viên gạch xây nên căn nhà. Nếu bạn không làm cho họ cảm thấy mình quan trọng, sẽ có người khác làm điều đó thay bạn.
Nhân lực là tài sản quý giá nhất,đội ngũ có thể nâng công ty bạn lên tầm cao nhưng cũng có thể đẩy cơ nghiệp của bạn đến bờ vực phá sản. Nắm được cách chi phối nguồn lực này là điều kiện tiên quyết để bạn duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không