Kiến thức Chiến lược Đưa hàng Việt về nông thôn “đẩy lùi” hàng Trung Quốc

Đưa hàng Việt về nông thôn “đẩy lùi” hàng Trung Quốc

3
Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” đang từng bước “đẩy lùi” hàng Trung Quốc chất lượng kém, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam thay thế hàng Trung Quốc tại các khu chợ truyền thống.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Phiên chợ hàng Việt về nông thôn góp phần thay đổi nhận thức của tiểu thương đối với hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lược kém. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp.
Hàng Việt đang phải cạnh tranh quyết liệt tại các chợ truyền thống với những mặt hàng đa quốc gia, trong đó đặc biệt là hàng giá rẻ từ Trung Quốc. 
Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” đang từng bước “đẩy lùi” hàng Trung Quốc chất lượng kém, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam dần thay thế hàng Trung Quốc tại các khu chợ truyền thống.
Tại thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đang diễn ra chương trình “Hàng Việt về nông thôn” do Trung tâm BSA phối hợp với Sở Công thương tỉnh Tây Ninh tổ chức kéo dài đến hết ngày hôm nay (15/6).
Phiên chợ thu hút sự tham gia của 30 doanh nghiệp với 34 gian hàng, trưng bày các sản phẩm: điện gia dụng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm, thời trang,…
Theo khảo sát của Ban tổ chức chương trình này, Chợ huyện Tân Châu, dù có đa dạng chủng loại hàng hóa, nhưng hàng hóa phần nhiều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia, trong đó có không ít những sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc hay sản phẩm không rõ nguồn gốc thị trường này.
Mặc dù vậy, người dân huyện Tân Châu cũng rất cân nhắc trong quá trình mua sắm. Không giống như nhiều vùng quê khác, người dân Tân Châu quan tâm hơn đến giá cả và chất lượng khi mua sắm sản phẩm, họ chỉ chọn những mặt hàng Trung Quốc khi không tìm được hàng Việt thay thế, giá của các mặt hàng Trung Quốc thường rẻ hơn so với các mặt hàng khác.
Với một thị trường mà hàng của các công ty đa quốc gia, hàng Trung Quốc, hàng trôi nổi có mặt nhiều như thế, hàng Việt tồn tại ra sao? Ông Lê Minh Quân, trưởng dự án Phát triển thị trường nông thôn, Trung tâm BSA, cho biết: “Tân Châu là một địa phương có nhiều tiểu thương, trong chương trình đưa hàng Việt vào chợ, chúng tôi dành nhiều thời gian giúp bà con tiểu thương và doanh nghiệp gặp và hiểu nhau nhiều hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chia thành từng nhóm đến với tiểu thương để tìm hiểu về nhóm ngành của mình, về sức mua, thị hiếu người dân khi mua sắm”.
Theo đánh giá của ban tổ chức chương trình “Hàng Việt về nông thôn”, hàng hóa của một số doanh nghiệp Việt Nam được người dân nhận diện khá rõ nét ở thị trường Tân Châu như: Duy Tân, Duy Thành, Qui Phúc, Nhơn Hòa… Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp gần như chưa có mặt ở thị trường này. 
Một số doanh nghiệp có sản phẩm nhưng độ phủ chưa đều, sự nhận diện của người dân còn thấp, cũng như chưa có hệ thống phân phối đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường ở Tân Châu.
Trong khi đó, chợ Tân Châu là chợ tập trung hơn 500 tiểu thương, và là chợ có lưu lượng người dân đến buôn bán tấp nập trong ngày.
Với số lượng tiểu thương lớn như thế, cần tăng cường hơn nữa hoạt động “Đưa hàng Việt vào chợ” để giúp tiểu thương có thêm những kiến thức cần thiết trong việc bán hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm Việt Nam để từ đó giúp hàng Việt có thêm sức mạnh đẩy lùi hàng Trung Quốc tại chợ truyền thống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. 
Đó cũng là hành động thiết thực nhất đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo Bizlive

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không