Kiến thức Đãi ngộ 4 thời điểm nên tránh khi đề nghị tăng lương

4 thời điểm nên tránh khi đề nghị tăng lương

4
Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, dù đã có đủ các yếu tố cần thiết, bạn vẫn cần phải chọn đúng thời điểm để đưa ra lời đề nghị tăng lương.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Dưới đây là bốn thời điểm bạn nên tránh khi đưa ra lời đề nghị tăng lương với cấp trên:
Ngay sau thời gian nghỉ phép/công tác
Nếu bạn đã vắng mặt khỏi văn phòng một thời gian dù ngắn ngày do đi công tác hay nghỉ ốm, đừng vội tới chỗ sếp và yêu cầu tăng lương trong ngày đầu tiên đi làm. Thay vào đó hãy cố gắng tập trung vào công việc cho tới khi bạn đã hoàn toàn nhập tâm lại với vai trò của mình. Sau thời gian vắng mặt của bạn, sếp muốn thấy bạn đã quay lại để tiếp tục cống hiến chứ không phải để đòi hỏi.
Trong giai đoạn công ty gặp khó khăn về tài chính
Hãy tìm hiểu vòng tài chính của công ty trước khi đưa ra lời đề nghị. Sẽ thật khó để được tăng lương thành công ngay sau khi công ty vừa công bố cắt giảm nhân sự/tài chính hay doanh thu quý/tháng vừa rồi không đạt được như dự tính.
Nhiều chuyên gia nghề nghiệp cho rằng thời điểm tốt nhất để yêu cầu tăng lương là vào tháng 11 bởi tháng này được đánh dấu là tháng các nhà tài chính bắt đầu lên kế hoạch cho năm tiếp theo.
Maria McIntyre, một chuyên gia nghề nghiệp và tác giả cuốn sách Bí quyết chiến thắng trong cuộc chính trị công sở, lại cho rằng tháng 1 là tháng nên yêu cầu tăng lương bởi hầu hết công ty đặt ra kế hoạch hoạt động theo năm và có nguồn tài chính dồi dào vào đầu năm. Ngoài ra, bạn nên tránh đề nghị tăng lương vào trước kỳ nghỉ lễ cuối năm bởi khi đó sếp đang bận rộn với những báo cáo, kế hoạch và muốn trì hoãn những việc khác cho tới đầu năm mới.
Khi sếp đang không vui hoặc đang đói
Dù đó có vẻ là một lý do lãng xẹt nhưng gặp sếp lúc tâm trạng không tốt có thể thay đổi cục diện của cuộc nói chuyện quan trọng. Vì vậy, hãy tìm hiểu sếp của bạn: anh/cô ấy là người của buổi sáng hay buổi chiều?
Một số chuyên gia công sở cho rằng thời điểm tốt nhất để yêu cầu tăng lương có thể là sau bữa trưa bởi buổi sáng, sếp phải bận rộn kiểm tra công việc của ngày trước cũng như sắp xếp công việc trong ngày, còn trước bữa trưa là thời điểm sếp ưu tiên cho dạ dày của mình hơn là một cuộc nói chuyện với nhân viên về tiền lương.
“Sau bữa trưa và trước buổi chiều muộn là thời điểm tuyệt nhất. Khi đó sếp có đủ năng lượng sẽ khiến cho cuộc nói chuyện khó trở nên dễ dàng hơn” – Nisa Chitakasem của tờ MSN Lifestyle chia sẻ.

Khi bạn đang cần tiền gấp
Tăng lương thông thường gắn với sự thể hiện của bạn trong công việc. Do đó, thật vô lý khi yêu cầu tăng lương chỉ bởi bạn đang cần tiền gấp. Người quản lý tăng lương cho nhân viên khi họ làm việc chăm chỉ, có đóng góp tích cực cho công ty. Đó là những lý do chính đáng chứ không phải lý do bất ngờ và thiếu thuyết phục như: “Tôi đang cần tiền gấp”, “Tôi đang gặp khó khăn về tài chính và muốn được tăng lương”…
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không