Quyết định trở thành người biết lập mục tiêu và thực hiện mục tiêu, hướng tới tương lai mang lại cho bạn cảm giác mạnh mẽ về sự kiểm soát. Bạn cảm thấy tự hào về bản thân. Bạn cảm thấy rằng mình làm chủ số phận của mình. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn còn lúng túng trong việc thiết lập mục tiêu cho mình. Dưới đây là bảy câu hỏi giúp bạn xác định mục tiêu . Bạn nên tự hỏi và trả lời nhiều lần.
Ảnh minh họa
Câu hỏi thứ nhất:” Năm giá trị quan trọng nhất của bạn trong cuộc sống là gì?”
Mục đích của câu hỏi này là để giúp bạn xác định cái gì thật sự quan trọng với bạn, và mở rộng ra thì cái gì ít quan trọng hơn hay không quan trọng.
Một khi bạn đã xác định được 5 điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu quan trọng nhất đến mục tiêu thứ năm.
Lựa chọn và xác định các mức giá trị của bạn và thứ bậc quan trọng của chúng nên thực hiện trước khi lập ra mục tiêu. Vì bạn thể hiện từ nội tâm ra bên ngoài và các giá trị bạn đặt ra là thành tố cơ bản trong tính cách, sự xác định chúng rõ ràng giúp bạn chọn mục tiêu nào phù hợp với điều tốt nhất cho bạn.
Câu hỏi thứ hai: ” Ngay trong lúc này, ba mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời bạn là gì?”
Viết câu trả lời trong vòng 30 giây.
Đây là phương pháp liệt kê nhanh, khi bạn chỉ có 30 giây để viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất, ý thức của bạn sẽ chọn lọc các mục tiêu của bạn nhanh chóng. Ba mục tiêu chính chỉ kịp vụt qua đầu bạn. Với chỉ 30 giây, bạn sẽ chính xác như thể bạn có 30 phút.
Câu hỏi thứ ba: ” Nếu hôm nay bạn biết được rằng bạn chỉ còn sống được 6 tháng, bạn sẽ làm gì, bạn sẽ giành thời gian như thế nào?”
Đây là câu hỏi đánh giá khác giúp bạn xác định cái gì là thực sự quan trọng với bạn. Khi thời gian có hạn, thậm chí nếu chỉ trong tưởng tượng, bạn trở nên rất ý thức ai và cái gì bạn thực sự quan tâm. Như một bác sỹ đã nói: “Tôi chưa bao giờ gặp một thương gia nào trên giường bệnh mà lại nói, “Tôi mong có thể giành nhiều thời gian cho công việc hơn nữa”.
Có ai đó đã nói rằng bạn sẽ không sẵn sàng để sống đến khi bạn biết phải làm gì nếu bạn chỉ còn một giờ sống trên trái đất. Bạn sẽ làm gì?
Câu hỏi thứ tư: ”Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn trúng số 1 triệu đô la tiền mặt, miễn thuế?”
Bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào? Bạn sẽ mua gì? Bạn sẽ bắt đầu làm gì hay thôi không làm gì nữa? Tưởng tượng rằng bạn chỉ có hai phút để viết câu trả lời và bạn sẽ chỉ có thể làm hay đạt được những gì bạn viết ra.
Đây thực sự là câu hỏi giúp bạn quyết định sẽ làm gì nếu bạn có đủ thời gian và tiền bạc bạn cần, nếu bạn không phải sợ sự thất bại nào. Bạn sẽ đưa ra câu trả lời rõ ràng nhất khi bạn nhận ra nhiều thứ bạn sẽ làm khác đi nếu bạn cảm thấy bạn có đủ khả năng để lựa chọn.
Câu hỏi thứ năm: ”Điều gì bạn luôn muốn làm, nhưng sợ phải cố gắng?”
Câu hỏi này giúp bạn biết rõ ràng hơn ở thời điểm nào nỗi sợ hãi của bạn có thể ngăn cản bạn làm những gì bạn thực sự muốn làm.
Câu hỏi thứ sáu: ”Bạn thích làm gì nhất? Cái gì mang lại cho bạn cảm giác tự hào và hài lòng với bản thân nhất?”
Đây là câu hỏi về giá trị khác có thể chỉ ra điểm bạn nên khám phá để tìm ra “ước muốn của trái tim”. Bạn sẽ luôn cảm thấy vui nhất khi bạn muốn làm nhất luôn là hoạt động làm bạn cảm thấy mãn nguyện và hài lòng nhất. Những người thành đạt nhất ở Mỹ luôn làm những gì họ thích nhất.
Câu hỏi thứ bảy, và có lẽ là quan trọng nhất: ”Nếu bạn biết bạn sẽ không bị thất bại, điều lớn nhất mà bạn dám mơ là gì?”
Giả dụ có một vị thần xuất hiện và ban cho bạn một điều ước. Vị thần đảm bảo rằng bạn chắc chắn sẽ thành công hoàn toàn ở một thứ mà bạn cố gắng làm cho dù nó lớn hay nhỏ, ngắn hay dài hạn. Nếu bạn được bảo đảm chắc chắn thành công trong một lĩnh vực nào đó mục tiêu nào mà bạn sẽ xác định cho mình?
Dù bạn viết bất kỳ cái gì như câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bao gồm cả câu hỏi: “Nếu bạn biết bạn sẽ không thất bại, điều lớn nhất mà bạn dám mơ là gì?” thì bạn có thể làm được. Sự thực là bạn có thể viết ra nghĩa là bạn có thể thực hiện được. Một khi bạn xác định được bạn muốn gì, câu hỏi duy nhất bạn phải trả lời là: “Tôi đã thực sự mong muốn nó và sẵn sàng trả giá chưa?”
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông