Kiến thức Tài chính kế toán Tháng 6: CPI tại TPHCM tăng mạnh hơn Hà Nội

Tháng 6: CPI tại TPHCM tăng mạnh hơn Hà Nội

16
Tại TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,58% so với tháng 5 và tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước. Tại Hà Nội, CPI tháng 6 tăng 0,08% so với tháng trước.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa.

Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các chỉ số kinh tế vĩ mô trên địa bàn. Theo đó, CPI tháng 6 tăng 0,58% so với tháng 5, chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng 11,65%. Trong 11 nhóm mặt hàng có 8 nhóm hàng tăng giá là ăn uống, may mặc, nhà ở điện nước chất đốt, thiết bị đồ dùng gia đình, dược phẩm dịch vụ y tế, giáo dục và hàng hóa dịch vụ khác.
Có 3 nhóm hàng giảm giá là đồ uống thuốc lá, bưu chính viễn thông và văn hóa giải trí.
Trong mặt hàng lương thực, thực phẩm thì sữa đứng đầu về mức tăng giá với 2,4%. Gas đứng thứ 2 với mức tăng 1,33%. Xếp ngay sau đó là dầu mỡ ăn và chất béo khác với 1,11%. Các mặt hàng như lương thực, thịt chế biến giảm giá so với tháng trước. Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình không biến động.
So với tháng 12/2013, giá tiêu dùng tăng 1,09%, với mức tăng cao nhất thuộc về nhóm thuốc và dịch vụ y tế là 8,53%, giao thông là nhóm có mức tăng xếp thứ hai với mức tăng 2,46% mà chủ yếu do xăng dầu tăng 4,09%. Xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,54%) trong đó thực phẩm tăng 2,44%. Như vậy bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm CPI tăng 0,89%.
Tại Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội cho biết, CPI tháng 6 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 6,43% so cùng kỳ. Có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng trong tháng này, tuy nhiên, mức tăng không đáng kể. Có 2 nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,27%) và nhóm bưu chính, viễn thông (giảm 0,17%).
Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, lương thực giảm 0,93%, thực phẩm giảm 0,32%. Theo Cục Thống kê Hà Nội, nguyên nhân khiến giá gạo giảm là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc được mùa, năng suất cao. Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, bánh đa, khoai lang… giữ giá ổn định.
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều giảm. Trong đó, rau xanh giảm do thời tiết thuận lợi, một số loại rau chính vụ tăng trưởng tốt. Giá thịt lợn giảm, giá thịt bò ổn định. Sau một thời gian giảm giá do tâm lý e ngại dịch cúm gia cầm của người tiêu dùng, giá gia cầm đã tăng trở lại, nhưng mức tăng không cao. Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ (tăng 0,22%) so tháng trước.
Trong tháng này, chỉ số giá vàng giảm 0,92% và chỉ số giá USD tăng 0,36% so với tháng trước.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không